xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tham vọng vắc-xin Covid-19 của Nga

HOÀNG PHƯƠNG

Mỹ đã cam kết chi đến hơn 8 tỉ USD để hỗ trợ các dự án vắc-xin Covid-19 của một loạt công ty

Bộ Y tế Nga đang chuẩn bị bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) quy mô lớn vào tháng 10 tới, sau khi các cuộc thử nghiệm lâm sàng của một loại vắc-xin "cây nhà lá vườn" hoàn tất.

Hãng tin Interfax hôm 1-8 dẫn lời Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết Viện Gamaleya tại Moscow đã hoàn tất thử nghiệm lâm sàng loại vắc-xin Covid-19 do họ phát triển và đang chuẩn bị đăng ký nó với Bộ Y tế. Theo ông Murashko, bác sĩ và giáo viên sẽ là những người đầu tiên được tiêm phòng trong chiến dịch nói trên.

Tham vọng vắc-xin Covid-19 của Nga - Ảnh 1.

Những người tình nguyện tham gia cuộc thử nghiệm vắc-xin Covid-19 tại Nga.Ảnh: EPA

Một nguồn tin cho Reuters biết rằng vắc-xin Covid-19 của Viện Gamaleya dự kiến sẽ được phê chuẩn trong tháng 8 và các nhân viên y tế sẽ được tiêm phòng không lâu sau đó. Nga còn có một loại vắc-xin Covid-19 khác do phòng thí nghiệm nhà nước Vektor tại TP Novosibirsk phát triển và cũng đang chờ được phê chuẩn.

Theo hãng tin TASS, Phó Thủ tướng Nga Tatiana Golikova gần đây cho biết nước này có kế hoạch cho sản xuất hàng loạt loại vắc-xin Covid-19 của Viện Gamaleya trong tháng 9. Việc sản xuất loại vắc-xin còn lại sẽ diễn ra trong tháng 10. Nga vẫn chưa công bố dữ liệu khoa học nào để chứng minh tính an toàn và hiệu quả của 2 loại vắc-xin này.

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới, ít nhất 141 ứng viên vắc-xin Covid-19 đang được bào chế khắp thế giới, trong đó có 25 loại đang được thử nghiệm trên người. Trong số này, ít nhất 6 loại đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3 (giai đoạn cuối cùng), gồm 3 loại phát triển ở Trung Quốc, 1 loại ở Anh (của Trường ĐH Oxford/Công ty AstraZeneca), 1 của Công ty Công nghệ sinh học Moderna Therapeutics (Mỹ) và 1 của Tập đoàn Pfizer Inc (Mỹ)/Công ty Công nghệ sinh học BioNTech (Đức).

Kế hoạch tham vọng của Nga và sự dẫn đầu của một số công ty Trung Quốc trong cuộc đua nói trên dẫn đến nỗi lo của phương Tây về độ an toàn của những vắc-xin Covid-19 do 2 nước này phát triển. "Tôi hy vọng rằng Trung Quốc và Nga sẽ thực sự thử nghiệm vắc-xin trước khi phân phối chúng cho bất kỳ ai" - ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, bày tỏ tại phiên điều trần trước quốc hội Mỹ hôm 31-7.

Vào tháng rồi, truyền thông Trung Quốc đưa tin một loại vắc-xin Covid-19 do Công ty CanSino Biologics phát triển đã được thử nghiệm trong quân đội. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã bày tỏ lo ngại về vấn đề đạo đức vì vắc-xin này vẫn chưa bắt đầu giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Hai công ty khác của Trung Quốc là Sinovac và Sinopharm đang tiến hành giai đoạn thử nghiệm cuối cùng tại Brazil và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đặt mục tiêu đưa vắc-xin Covid-19 ra thị trường vào cuối năm nay. Hôm 31-7, Washington đã ký thỏa thuận với 2 tập đoàn dược phẩm Sanofi (Pháp) và GlaxoSmithKline (Anh) trong nỗ lực chinh phục mục tiêu nói trên.

Theo thỏa thuận, chính quyền ông Trump sẽ cung cấp đến 2,1 tỉ USD để hỗ trợ hai công ty trên phát triển vắc-xin Covid-19. Đổi lại, Mỹ được dành riêng 100 triệu liều vắc-xin nếu dự án thành công. Thỏa thuận cũng cho phép Washington được mua thêm 500 triệu liều. Theo báo The Washington Post, Mỹ hiện đã cam kết chi đến hơn 8 tỉ USD để hỗ trợ các dự án vắc-xin Covid-19 của một loạt công ty, trong đó có Johnson & Johnson, Moderna, Novavax, AstraZeneca…

Cũng trong ngày 31-7, hai công ty Plizer và BioNTech thông báo Nhật Bản đã đặt mua 120 triệu liều vắc-xin Covid-19 đang được họ phát triển nhưng không nói rõ chi tiết thỏa thuận. Trước đó, hai công ty này công bố thỏa thuận trị giá 2 tỉ USD nhằm cung cấp 100 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho Mỹ. 

Cảnh báo đáng lo của WHO

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 31-7 cho biết đã có 292.527 ca Covid-19 mới được báo cáo trong 24 giờ trước đó, đánh dấu mức tăng trong ngày lớn nhất từ trước đến giờ. Trong số này, châu Mỹ ghi nhận số ca nhiễm mới lớn nhất (171.946 ca), theo sau là Đông Nam Á (60.113 ca) và châu Âu (25.241 ca). Trên toàn cầu, theo WHO, virus SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho hơn 17 triệu người và khiến ít nhất 668.910 người thiệt mạng kể từ khi nó xuất hiện gần 7 tháng trước.

Cùng ngày, Ủy ban Khẩn cấp của WHO có cuộc họp thứ 4 về cuộc khủng hoảng Covid-19. Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo tác động của dịch bệnh sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ tới. Cũng chia sẻ nỗi lo này, chuyên gia Fauci nhận định virus SARS-CoV-2 dễ lây lan nên khó có thể biến mất hoàn toàn.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định cơ hội kiểm soát dịch bệnh vẫn còn, bất chấp số ca Covid-19 mới không ngừng gia tăng trên thế giới. Một trong những khuyến nghị của WHO là đeo khẩu trang để làm chậm lại sự lây lan của virus. Một số nước, vùng lãnh thổ đã ban hành quy định bắt buộc người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng và Malaysia trở thành quốc gia mới nhất tham gia danh sách này từ ngày 1-8.

Phạm Nghĩa

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo