xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tham vọng đón đầu với 6G và Big Data của Trung Quốc

Huệ Bình

Trung Quốc đang đặt mục tiêu tăng tỉ trọng của nền kinh tế kỹ thuật số trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2025, nhờ các công nghệ thế hệ tiếp theo như mạng 6G và dữ liệu lớn (Big Data).

Tham vọng này làm nổi bật nỗ lực của Trung Quốc trong việc đón đầu công nghệ mới khi nước này đang cạnh tranh với Mỹ trong các lĩnh vực từ chất bán dẫn đến trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong một tài liệu được công bố vào tuần trước, Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết các ngành cốt lõi của nền kinh tế kỹ thuật số sẽ chiếm 10% GDP vào năm 2025, tăng từ mức 7,8% vào năm 2020.

Văn kiện mới nhất của Quốc vụ viện cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể hơn trong vài năm tới. Chẳng hạn, Trung Quốc đặt mục tiêu doanh số bán lẻ trực tuyến toàn quốc tăng từ 11.760 tỉ nhân dân tệ (NDT) vào năm 2020 lên 17.000 tỉ NDT vào năm 2025.

Bắc Kinh dự kiến ngành phần mềm và công nghệ thông tin sẽ tăng từ 8.160 tỉ NDT vào năm 2020 lên 14.000 tỉ NDT vào năm 2025.

Tham vọng đón đầu với 6G và Big Data của Trung Quốc - Ảnh 1.

Kỹ thuật viên kiểm tra thiết bị tại một trạm gốc 5G ở tỉnh Cam Túc - Trung Quốc. Ảnh: REUTERS

Trung Quốc dự đoán người dùng băng thông rộng Gigabit, vốn có tốc độ kết nối internet nhanh nhất hiện nay, sẽ tăng từ 6,4 triệu người vào năm 2020 lên 60 triệu người vào năm 2025.

 Trên thực tế, tăng cường tốc độ và kết nối internet là một phần chiến lược của Trung Quốc nhằm thúc đẩy tỉ trọng GDP của nền kinh tế kỹ thuật số.

Trung Quốc dự kiến thúc đẩy việc triển khai thương mại và ứng dụng 5G trên quy mô lớn, hứa hẹn tốc độ siêu nhanh. Kế hoạch đã bắt đầu được tung ra ở Trung Quốc và nhiều nước khác. Đồng thời, Bắc Kinh cũng đưa ra tham vọng về 6G. 

Trung Quốc có kế hoạch tăng cường hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển 6G và tham gia vào việc tạo ra các tiêu chuẩn quốc tế cho 6G. Trung Quốc bắt đầu đặt nền móng cho 6G từ năm 2019.

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng đặt mục tiêu đóng vai trò lớn hơn trong việc định hình các tiêu chuẩn công nghệ trên toàn thế giới, một động thái mà các nhà phân tích cho rằng có thể có ý nghĩa lớn đối với sức mạnh mà Bắc Kinh đang nắm giữ trong các lĩnh vực từ internet di động đến trí tuệ nhân tạo.

Trung Quốc cũng dự kiến tiếp tục các chủ đề về khả năng tự cung tự cấp trong những lĩnh vực như chất bán dẫn hay các lĩnh vực khác như điện toán đám mây, xây dựng trung tâm dữ liệu và thương mại điện tử xuyên biên giới.

Trong năm qua, Trung Quốc đã thắt chặt quy định đối với các công ty internet và đưa ra luật mới trong các lĩnh vực như chống độc quyền, bảo vệ dữ liệu... 

Ngay cả khi đã chi hàng tỉ USD phát triển công nghiệp bán dẫn nội địa, Trung Quốc vẫn chưa đủ năng lực sản xuất những con chip tối tân. Ông Mario Morales, Phó Chủ tịch Công ty Nghiên cứu thị trường IDC (Mỹ), nhận định Trung Quốc vẫn còn đi sau “3 hay 4 thế hệ” so với công nghệ tân tiến. Theo ông, những công nghệ chip 16 nm (nanomet) hay 14 nm trở xuống chủ yếu đến từ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, phần còn lại từ hãng Intel của Mỹ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo