xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tên lửa Trung Quốc ở Hoàng Sa: Khắc tinh hay chốt thí?

P.Nghĩa (Theo DW)

(NLĐO) – Sau khi Trung Quốc triển khai 2 khẩu đội gồm 8 bệ phóng tên lửa HQ-9 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam), các chuyên gia quân sự đã mổ xẻ loại tên lửa này.

Kết hợp S300 và Patriot?

HQ-9 là tên viết tắt của Hongqi-9, thế hệ tên lửa đất đối không (SAM) thứ tư của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Nó được Tổng công ty Quốc phòng Trung Quốc (CPMIEC) thiết kế để theo dõi và tiêu diệt máy bay (quân sự lẫn dân sự), tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất và tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Theo đài Deutsche Welle (DW - Đức), HQ-9 tương tự hệ thống phòng không S300 của Nga nhưng Trung Quốc được cho là đã phát triển một biến thể với tầm bắn xa hơn, có thể lên tới 230 km. Tên lửa này được trang bị cho cả lực lượng không quân và hải quân của PLA với phiên bản tên gọi HaiHongQi 9 (HHQ-9).

 

Hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc. Ảnh: DPA
Hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc. Ảnh: DPA

 

Tên lửa HQ-9 có trọng lượng 1.300 kg, dài 6,8 m, đầu đạn nặng 180 kg. Các tài liệu của Trung Quốc cho hay tên lửa đạt tốc độ khoảng 1.400 m/s nhưng chưa được kiểm chứng.

Trung Quốc bắt đầu phát triển HQ-9 từ giữa những năm 1990. Năm 1993, nước này mua một lượng lớn tên lửa S-300P của Nga, sau đó thu được một bản sao tên lửa đánh chặn Patriot (do Mỹ chế tạo) từ Israel. Trung Quốc ngay lập tức kết hợp công nghệ S-300P và Patriot vào hệ thống tên lửa và phòng không của riêng mình, đặt tên là HQ-9, theo trang missilethreat.com (trang web của Viện Claremont và George C. Marshall, đều của Mỹ).

Đến năm 1997, Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ cho rằng Bắc Kinh có thể đã ứng dụng công nghệ tên lửa tiên tiến của phương Tây vào HQ-9. Cùng năm đó, một quan chức thuộc bộ phận thiết kế tên lửa của Nga xác nhận HQ-9 được trang bị hệ thống động cơ đẩy và dẫn đường của Patriot.

Biến thể cho hải quân

Theo chuyên gia phòng không David A. Fulghum, HQ-9 sử dụng hệ thống hỗ trợ dẫn đường từ mặt đất. Cụ thể, bộ phận dẫn đường tích hợp trên tên lửa sẽ gửi dữ liệu mục tiêu trở lại mặt đất để phân tích trước khi đánh chặn.

Nếu đúng HQ-9 được trang bị hệ thống dẫn đường tối tân của Patriot, nó có thể bay thẳng về phía mục tiêu và phát nổ tại điểm tiếp xúc gần nhất, qua đó phá hủy hoàn toàn tên lửa đạn đạo hoặc máy bay của đối phương.

Ngoài việc triển khai trên đất liền, Trung Quốc còn cải tiến HQ-9 để bổ sung cho lực lượng hải quân, bước đầu trang bị cho hai tàu khu trục Type 052C các biến thể của HQ-9 có tầm hoạt động khoảng 120 km. Mỗi tàu Type 052C (tương tự tàu khu trục trang bị hệ thống phòng không Aegis của Mỹ) có sáu ống phóng thẳng đứng mang được 36 tên lửa cùng với một hệ thống radar mảng pha.

 


Ảnh vệ tinh cho thấy tên lửa trên bờ biển đảo Phú Lâm hôm 14-2 (trái)

trong khi ngày 3-2 chưa có gì. Ảnh: IMAGESAT INTERNATIONAL

Ảnh vệ tinh cho thấy tên lửa trên bờ biển đảo Phú Lâm hôm 14-2 (trái)

trong khi ngày 3-2 chưa có gì. Ảnh: IMAGESAT INTERNATIONAL

 

Chuyên gia phân tích quân sự Neil Ashdown nói với DW rằng HQ-9 là tên lửa phòng không tầm xa tiên tiến nhất hiện nay được Trung Quốc triển khai tới một hòn đảo ở biển Đông, dù nó không phải hệ thống SAM tiên tiến nhất thế giới.

Nhìn từ góc độ quân sự đối với Mỹ và các cường quốc khác, ông Ashdown cho rằng việc triển khai HQ-9 vẫn chưa quan trọng bằng việc Trung Quốc đưa tên lửa hành trình chống hạm YJ-type tới biển Đông.

Dễ bị vô hiệu hóa?

Truyền thông Trung Quốc ca ngợi rằng HQ-9 vượt trội hơn S300, thậm chí ngang tầm với S400 của Nga. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự đánh giá HQ-9 thậm chí chưa bằng được các thế hệ cải tiến của của S300 như S-300 PMU-1, S-300 PMU-2.

Điểm yếu lớn nhất của HQ-9 nằm ở hệ thống radar và khả năng phòng thủ tầm gần. Kích thước lớn khiến HQ-9 dễ trở thành "mồi ngon" cho các hệ thống tên lửa chống bức xạ, tên lửa hành trình như Tomahawk của Mỹ và Scalp của Pháp.

Thêm vào đó, radar của HQ-9 bị cho là "mù" trước các chiến đấu cơ tàng hình tối tân của Mỹ như F-22 và F-35. Đã vậy, HQ-9 mất tới khoảng 6 phút để chuẩn bị tác chiến. Các chiến đấu cơ tàng hình này hoàn toàn có thể tiêu diệt HQ-9 nhờ tận dụng 2 nhược điểm trên.

Chưa hết, HQ-9 phòng thủ tầm gần kém hơn S300 nên có thể bị các loại trực thăng được trang bị hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, bay ở độ cao thấp và linh hoạt như Apache và Tigre "chiếu tướng".

Một bất lợi khác cho HQ-9 khi đến Phú Lâm là thời tiết vùng biển khắc nghiệt có thể làm chúng nhanh xuống cấp. Đây cũng là lý do khiến Trung Quốc phải rút chiến đấu cơ J-11 khỏi Phú Lâm sau khi triển khai vào cuối năm ngoái.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo