xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tàu sân bay Trung Quốc chỉ là hư danh

Hải Ngọc (Theo Reuters)

(NLĐO) - Mặc cho tham vọng xưng hùng với tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, hãng tin Reuters khẳng định phải mất nhiều năm nữa, may ra tàu sân bay này mới hoạt động được, còn hiện nay nó chỉ có hư danh.

Ngày 28-8, truyền thông Trung Quốc đồng loạt đăng tải thông tin tàu sân bay Thi Lang của nước này chuẩn bị bước vào đợt thử nghiệm thứ 10.
 
Trung Quốc mua lại Thi Lang (còn có tên Varyag) từ Ukraine vào năm 1998 với tham vọng xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh. “Tàu sân bay có lợi thế không thể so sánh và không thể thay thế bởi bất cứ loại vũ khí nào. Cường quốc nào muốn hùng mạnh hơn đều phải phát triển tàu sân bay” - nhà nghiên cứu Li Jie của Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc viết ngày 21-8. Có lẽ cái đích mà Trung Quốc nhắm tới là đội tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân gồm 11 chiếc của Mỹ.
 
img
Tàu Varyag được kéo về Trung Quốc năm 1998. Ảnh: Reuters
 
Sau khi con tàu hoàn thành chuyến chạy thử nghiệm trên biển lần thứ 9 hồi tháng trước, nhiều nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc lạc quan dự đoán Thi Lang sẽ được biên chế cho hải quân ngay trong năm nay.
 
Tuy nhiên, giới chuyên gia quốc phòng thế giới chỉ ra rằng Bắc Kinh sẽ còn phải mơ lâu vì sự thiếu hụt từ máy bay chiến đấu, vũ khí, thiết bị điện tử, công tác huấn luyện đến hỗ trợ hậu cần. “Hiện chưa có gì là chắc chắn nhưng có thể phải tốn từ 3 - 5 năm” - ông Carlo Kopp, đồng sáng lập cơ quan tư vấn quân sự độc lập Air Power Australia (Úc), đưa ra mốc thời gian Thi Lang có thể thực sự tác chiến.
 
Không chỉ vậy, ngay cả giới chức quân sự cấp cao Trung Quốc cũng đưa dư luận trong nước trở lại mặt đất. Họ khẳng định con tàu 60.000 tấn này còn lâu mới sẵn sàng tác chiến. Cho dù có biên chế vào hải quân, Thi Lang cũng chỉ giữ vai trò hạn chế, chủ yếu dành cho việc huấn luyện và đánh giá việc đóng các tàu sân bay nội địa đầu tiên từ sau năm 2015.
 
Một trong những thách thức lớn cho giấc mơ tàu sân bay của Trung Quốc là thiếu phi đội chiến đấu cơ và trực thăng có thể hoạt động trên tàu sân bay. Trung Quốc đang phát triển dòng chiến đấu cơ mới J-15, được cho là “nhái” theo dòng Su-33 của Nga, nhưng việc áp dụng các phần mềm kiểm soát bay, hệ thống điện tử, vũ khí, radar... để tương thích với hoạt động tàu sân bay rất phức tạp và tốn kém.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo