xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Sợi thòng lọng" nghiệt ngã

Hải Ngọc

Ông Geir Wing Gabrielsen, chuyên gia hàng đầu về Bắc cực, không thể quên cảnh tượng mà ông thấy từ trên trực thăng vào năm 2014: Một con gấu cái Bắc cực hoảng sợ vì bị quấn bởi một chiếc lưới đánh cá cũ khổng lồ trên vùng tuyết phía Bắc bán đảo Svalbard thuộc Na Uy.

Vị chuyên gia 63 tuổi của Viện Cực Na Uy (NPI) nhớ lại: "Con gấu nặng khoảng 200 kg. Chiếc lưới cá khoảng 150 kg vướng vào tai rồi quấn quanh người nó".

Nằm cách cực Bắc khoảng 600 dặm, Svalbard chỉ có chừng 2.600 cư dân. Thế nhưng, nhựa trôi tới đây từ tận Mỹ, Canada, Anh, Trung Quốc... Người ta không thể nhìn thấy hầu hết số nhựa này bởi chúng bị sóng đánh vỡ thành những mảnh nhỏ dưới 5 mm. Tuy nhiên, chúng lại tồn tại trong bụng của nhiều loại động vật Bắc cực, từ hải yến, hải âu, hải cẩu đến các loại cá... Ngay cả các loài hoa cũng bị nhiễm độc.

Với 37 năm nghiên cứu ở Svalbard, ông Gabrielsen khẳng định mọi chuyện ngày càng tệ đi. Năm 1983, NPI phân tích 40 con hải âu và phát hiện 4 con trong số này "ăn" nhựa. Tới năm 2013, tình hình đảo ngược khi chỉ có 4 con không có mảnh nhựa trong bụng. Kinh khủng hơn, số chim "ăn" nhựa năm 1983 chỉ nuốt trung bình 0,75 mảnh/con nhưng con số này vào năm 2013 là 15,3, thậm chí một số con nuốt tới hơn 200 mảnh nhựa siêu nhỏ.

Sợi thòng lọng nghiệt ngã - Ảnh 1.
Sợi thòng lọng nghiệt ngã - Ảnh 2.

Gấu trắng và hải âu Bắc cực trở thành nạn nhân của lưới cá cũ Ảnh: EXPRESS

"Nghiên cứu cho thấy 90% tổng số rác nhựa trên biển chìm dưới đáy, chỉ có 5% dạt vào các bãi biển và 5% nổi trên bề mặt - tức là những gì bạn thấy chỉ là phần nổi của tảng băng. Đáng sợ hơn là nhựa đã nhiễm vào chuỗi thức ăn và biết đâu một ngày nào đó sẽ xuất hiện trên dĩa của chúng ta" - ông Gabrielsen cảnh báo.

Trong năm nay, Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng tuyên bố tới năm 2050, nhựa trên biển sẽ nhiều hơn cả cá. Và chuyện chim hải âu con trên đảo Lord Howe ngoài khơi Úc cứ tung cánh tập bay lại rớt chết thương tâm sẽ không còn là cá biệt. Những thứ mà các chú chim non này được cha mẹ mớm cho ăn không phải cá, mực... mà tiếc thay lại là mảnh rác nhựa, khiến chúng suy dinh dưỡng đến kiệt sức.

Đáng sợ không kém khi biết rằng 90% số rác nhựa trên thế giới tràn ra biển đến từ... 10 con sông ở châu Á và châu Phi. Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu môi trường Helmholtz (Đức) chỉ rõ lượng rác nhựa từ sông Dương Tử (Trung Quốc) và sông Hằng (Ấn Độ) chiếm tới gần phân nửa trong số khoảng 2,5 tỉ tấn nhựa trôi nổi trên biển hiện nay.

Ngoài Dương Tử (đưa khoảng 363.500 tấn nhựa ra biển mỗi năm) và sông Hằng (chuyển tới 600.000 tấn), những con sông "sát thủ" khác bị nêu tên là Amur (Hắc Long Giang), Hai, Châu Giang, Hoàng Hà (đều của Trung Quốc), Indus (Ấn Độ), Mekong và Niger, Nile (2 sông ở châu Phi). 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo