xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Số phận những vệ binh "trạm gác số 1" bên Lăng Lenin

Theo Tiền Phong

Hai chiến sĩ đầu tiên đứng gác bên cửa Lăng Lenin là Grigori Koblov và Arsenti Kashkin, Grigori Koblov. Grigori Koblov về sau trở thành Thiếu tướng nhưng giờ đây ông đã nghỉ hưu...

Nghi thức đổi gác bên Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ ở Moskva bao giờ cũng là một cảnh tượng ngoạn mục. Nghi thức này lần đầu tiên được thực hiện vào ngày 27 tháng 1 năm 1924, tức là cách đây đã 83 năm.

Ban đêm, nhiều cặp thanh niên nam nữ yêu nhau đi dạo chơi cũng dừng lại đấy khiến các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ không khỏi ghen tị.

Theo lời kể lại của các chiến sĩ đã từng tham gia đại đội Vệ binh Danh dự, nhiều cô gái tỏ ra rất có cảm tình với họ.

Các cô hét to tên mình, viết to số điện thoại của mình lên giấy rồi giơ cao hoặc gấp máy bay giấy phóng về phía các chiến sĩ đang đứng gác. Dĩ nhiên, nét mặt các chiến sĩ vẫn nghiêm trang như không có chuyện gì xẩy ra: họ không có quyền “phản ứng” lại.

Số phận những vệ binh đầu tiên

Hai chiến sĩ đầu tiên đứng gác bên cửa Lăng Lenin là Grigori Koblov và Arsenti Kashkin, hai học viên ưu tú của trường Chỉ huy Quân sự mang tên BCH TƯ ĐCS Nga

Grigori Koblov về sau trở thành Thiếu tướng nhưng giờ đây ông đã nghỉ hưu. Những ai đến nhà ông đều có thể thấy chiếc áo khoác quân nhân của ông gắn đầy huân chương.

Trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thủ đô Moskva đã 15 lần bắn pháo hoa chào mừng những chiến thắng lẫy lừng mà sư đoàn kỵ binh cận vệ của Koblov giành được.

Ông nhớ lại buổi đứng gác đầu tiên tại “Trạm gác số 1” vào ngày 27 tháng 1 năm 1924 như sau: “Áo quan đựng thi hài Lenin được nâng lên rồi từ từ đưa vào Lăng. Tôi đi phía bên phải, Kashkin đi phía bên trái. Sau đó các loạt đạn pháo vang lên. Khi đi đến Lăng - lúc đó Lăng còn làm bằng gỗ - hai chúng tôi dừng lại, quay mặt vào nhau rồi đứng nghiêm bên cửa Lăng”.

Số phận Arsenti Kashkin trôi nổi hơn. Sau khi tốt nghiệp trường Chỉ huy Quân sự mang tên BCH TƯ ĐCS Nga, Kashkin được cử đến phục vụ tại một đơn vị biên phòng ở Turkmenistan.

Bởi vậy, hầu như người ta không biết gì về ông. Nhưng ông đã “lên tiếng” sau khi đọc thiên tùy bút của một nhà báo viết về những chiến sĩ đầu tiên đứng gác tại “Trạm gác số 1”.

Nhờ vậy, người ta được biết trong khi giao chiến với quân Bạch vệ tại Turkmenistan, Kashkin bị hỏng một bên mắt, bởi vậy ông không được phép ra mặt trận. Ông ở lại hậu phương làm Chủ tịch nông trường rồi làm việc tại một nhà in trước khi về hưu.

Đúng 50 năm sau, tức là vào năm 1974, Koblov và Kashkin lại gặp nhau. Từ nhà ga Kazan ở Moskva, họ đi thẳng đến Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ.

Khi đồng hồ điện Kremli trên tháp Spasski đổ chuông lần thứ hai, vị tướng về hưu Koblov và cựu chỉ huy trưởng đơn vị biên phòng Kashkin bước lên “Trạm gác số 1 của đất nước”. Đứng bên cạnh họ là Danilin và Smirnov, hai chiến sĩ trẻ đang nối tiếp bước chân họ. Danilin và Smirnov sẽ chẳng bao giờ quên phiên đứng gác “bộ bốn” đó.

Nhiều vệ binh đứng gác bên cửa Lăng Lenin về sau trở thành các tướng lĩnh và các Anh hùng Liên Xô. Hơn thế nữa, nhiều cặp cùng đứng gác có số phận giống nhau. Điển hình là trường hợp Shutov và Kuzovkov.

Cả hai đều tốt nghiệp trường Chỉ huy Quân sự mang tên BCHTƯ ĐCS Nga. Vào năm 1944, khi họ lại gặp nhau tại một quân y viện thì cả hai đều đã là Anh hùng Liên Xô.

Sau chiến tranh, cả hai đều đảm nhận những cương vị quan trọng. Shutov làm Bộ trưởng An ninh xã hội của Belorussia còn Kuzovkov làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cán bộ của Hồng quân Liên Xô.

Những ngày cuối cùng của “Trạm gác số 1” bên Lăng Lenin

Việc gác Lăng Lenin kéo dài liên tục trong 69 năm. Chỉ chiến tranh và những trận ném bom của phát xít Đức khiến thi hài Lenin phải di tản về hậu phương xa xôi mới làm gián đoạn được hoạt động của đại đội Vệ binh Danh dự.

Nhưng rồi, “Trạm gác số 1” bên Lăng Lenin đã bị gỡ bỏ sau những biến cố xẩy ra trong hai ngày 3 và 4 tháng 10 năm 1993. Người ký Quyết định đình chỉ hoạt động của “Trạm gác số 1” bên Lăng Lenin là Tổng thống Boris Enxin.

Vào hồi 16 giờ chiều ngày 6 tháng 10 năm 1993, hàng trăm người dân Moskva và du khách vẫn tụ tập tại đây như thường lệ. Nhưng họ không còn được chứng kiến nghi thức thay phiên gác nữa.

Cặp vệ binh mới lẽ ra phải hiên ngang đi qua Hồng trường thì hôm đó không thấy xuất hiện. Vào đúng 16 giờ, cửa Lăng bất ngờ mở ra, hai vệ binh đứng gác quay lưng lại rồi đi vào phía sau Lăng.

Hai chiến sĩ đứng gác cuối cùng là Dedkov và Poletaiev. Họ được đại úy chỉ huy trưởng đại đội Vệ binh Danh dự Gorbunov đứng chờ sẵn ở phía sau Lăng rồi cả ba lặng lẽ rời khỏi khu vực Lăng.

Mãi đến tháng 12 năm 1997, nghi thức đổi gác lại được khôi phục nhưng có hai thay đổi quan trọng: Một là, nơi đặt “Trạm gác số 1” không còn là bên Lăng Lenin mà là bên cạnh Mộ Người Chiến sĩ Vô danh tại khu vườn Aleksandrovski bên tường điện Kremli. Hai là, chịu trách nhiệm đứng gác là các chiến sĩ thuộc biên chế Trung đoàn Tổng thống.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo