xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Sát thủ” thầm lặng ở Trung Quốc

Xuân Mai

Ô nhiễm không khí được cho là đang làm 1,6 triệu người dân Trung Quốc tử vong mỗi năm

Một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí  PLOS One (Mỹ) cho biết ô nhiễm không khí chịu trách nhiệm cho 17% trường hợp tử vong sớm ở Trung Quốc, bất chấp nỗ lực đối phó của chính phủ.

Các tác giả cuộc nghiên cứu - làm việc tại Trường ĐH California, Berkeley (Mỹ) - ước tính 1,6 triệu người dân Trung Quốc chết mỗi năm vì bệnh tim, phổi và đột quỵ liên quan đến bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng, tức bình quân gần 4.400 người/ngày.

Cuộc nghiên cứu quy trách nhiệm tình trạng trên cho việc đốt than (để sản xuất điện hoặc sưởi ấm). Tình trạng ô nhiễm không khí tại nước này trở nên nghiêm trọng nhất vào mùa đông vì người dân đốt than để sưởi ấm và không khí bẩn ở gần mặt đất hơn. Thông tin này gây ra nhiều lo ngại bởi Bắc Kinh chuẩn bị tổ chức Thế vận hội mùa đông vào năm 2022.

 

Sức khỏe người dân Trung Quốc đang bị không khí ô nhiễm đe dọa Ảnh: AP
Sức khỏe người dân Trung Quốc đang bị không khí ô nhiễm đe dọa Ảnh: AP

 

Ông Robert Rohde, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu trên, cho biết 38% người Trung Quốc sống ở những khu vực có chất lượng không khí được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) xếp vào diện “không tốt cho sức khỏe con người”.  “Đó là một con số rất lớn. Hầu hết người dân Trung Quốc đang sống trong điều kiện không khí ô nhiễm hơn địa phương bị xem là ô nhiễm nhất nước Mỹ” - ông Rohde nói với hãng tin AP.

Nghiên cứu trên một lần nữa nêu bật vấn đề ô nhiễm không khí ở Trung Quốc trong bối cảnh chính phủ đang tăng cường nỗ lực đối phó vấn đề này. Hồi tháng 6 qua, Bắc Kinh chính thức cam kết ngăn chặn đà gia tăng của lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại nước mình trong vòng 15 năm tới.

Để đạt được mục tiêu này, luật bảo vệ môi trường mới có hiệu lực từ đầu năm nay đã quy định những mức phạt nặng hơn đối với đối tượng gây ô nhiễm. Tính đến tháng 6, theo Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc, 160 trường hợp vi phạm được ghi nhận với số tiền phạt lên đến 18,3 triệu USD. Ngoài ra, khoảng 1.186 công ty đóng cửa hoàn toàn, 698 công ty bị buộc hạn chế hoặc đình chỉ hoạt động, 437 trường hợp bị xử lý hành chính và 429 doanh nghiệp đối mặt cáo buộc hình sự vì những sai phạm về môi trường.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh dự định đóng cửa các nhà máy điện đốt than cuối cùng vào năm 2017, đồng thời cho xây dựng 4 nhà máy điện chạy khí đốt  trong nỗ lực giảm tình trạng ô nhiễm không khí. Trong nỗ lực gia tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, nước này cũng đang đầu tư mạnh cho ngành năng lượng mặt trời.

Hồi tháng 3 qua, Bắc Kinh cam kết đưa vào hoạt động các dự án năng lượng mặt trời có tổng công suất lên đến 17,8 gigawatt trong năm nay. Chưa hết, nước này còn đang siết chặt các tiêu chuẩn về nhiên liệu và khuyến khích sử dụng xe điện bởi phương tiện giao thông chạy bằng xăng đang là nguồn gây ô nhiễm chính tại nhiều thành phố. Một số nhà phân tích Trung Quốc nhận định những bước đi trên cho thấy nỗ lực mạnh mẽ hơn của chính phủ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

 

Nỗi lo không khí nhiễm độc ở Thiên Tân

Nhà chức trách TP Thiên Tân hôm 16-8 cho biết các chuyên gia đang tiến hành các biện pháp ngăn chặn nguy cơ chất hóa học rò rỉ từ các vụ nổ có thể gây ô nhiễm không khí và nước ở địa phương này.

Theo họ, nồng độ hóa chất độc hại hydrogen cyanide cao hơn mức an toàn đã được ghi nhận trong không khí tại 2 khu vực ở TP. Hơn 3.000 binh sĩ đã được triển khai để giúp đỡ đối phó, ngăn chặn nguy cơ nói trên. Ngoài ra, người dân xung quanh hiện trường vụ nổ đã được sơ tán do nỗi lo không khí nhiễm độc.

Trước đó một ngày, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thúc giục chính quyền các cấp phải rút ra “bài học sâu sắc trả giá bằng máu” từ thảm họa khiến 112 người thiệt mạng, 95 người mất tích và 720 người bị thương ở TP Thiên Tân.

Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng các vụ nổ ở Thiên Tân và một chuỗi các vụ tai nạn nghiêm trọng gần đây cho thấy có vấn đề về an toàn lao động ở Trung Quốc.

Theo Tân Hoa Xã,  ông Tập Cận Bình đã yêu cầu một cơ chế phản ứng khẩn cấp tốt hơn, việc thực hiện nghiêm ngặt hơn các quy định an toàn lao động và kiểm tra thận trọng mọi rủi ro có thể có để cải thiện vấn đề an toàn lao động.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng kêu gọi chính quyền các địa phương phải có biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả để khắc phục yếu kém, tránh lặp lại những thảm họa tương tự.

Phương Võ

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo