29/07/2021 19:46

Quốc vương Malaysia khiển trách chính phủ vì "bị qua mặt"

(NLĐO) - Quốc vương Malaysia Abdullah Sultan Ahmad Shah hôm 29-7 bày tỏ sự thất vọng vì chính phủ "gây hiểu lầm bằng cách tuyên bố không chính xác rằng tình trạng khẩn cấp mà ông thông qua hồi tháng 1 đã được chấm dứt".

Theo báo South China Morning Post (SCMP), Quốc vương Abdullah nói rằng Bộ trưởng Luật Takiyuddin Hassan không hỏi qua ý kiến của ông khi thu hồi tình trạng khẩn cấp mà ông thông qua hồi tháng 1 năm nay. 

Hôm 26-7, Bộ trưởng Takiyuddin tuyên bố các quy định khẩn cấp - dự kiến hết hiệu lực vào ngày 1-8 tới - đã bị hủy bỏ 1 tuần trước đó. Tuyên bố này khiến các nghị sĩ đối lập phẫn nộ. Họ nhấn mạnh rằng Hiến pháp yêu cầu việc thu hồi tình trạng khẩn cấp phải được biểu quyết tại Quốc hội cùng với sự đồng ý của Quốc vương Abdullah.

Quốc vương Malaysia khiển trách chính phủ vì bị qua mặt - Ảnh 1.

Quốc vương Malaysia Abdullah Sultan Ahmad Shah. Ảnh: Anadolu

Các nghị sĩ đối lập cáo buộc chính phủ Malaysia tìm cách hủy bỏ tình trạng khẩn cấp thông qua cửa sau. Ngày 12-1, Quốc vương Abdullah trao quyền khẩn cấp cho Thủ tướng Muhyiddin Yassin để đối phó với cuộc khủng hoảng dịch Covid-19.

Theo Hoàng gia Malaysia, Quốc vương Abdullah cực kỳ thất vọng với cách hành xử của Bộ trưởng Takiyuddin và Tổng chưởng lý Idrus Harun vì không thực hiện cam kết đưa tình trạng khẩn cấp ra tranh luận tại Quốc hội.

"Các bình luận của Bộ trưởng Takiyuddin hôm 26-7 là mâu thuẫn và gây hiểu lầm, đồng thời không tôn trọng nguyên tắc pháp quyền. Bộ trưởng Luật đã không quan tâm đến nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc vương (Abdullah) với tư cách là nguyên thủ quốc gia như được ghi trong Hiến pháp liên bang" - Hoàng gia Malaysia tuyên bố.

Quốc vương Malaysia khiển trách chính phủ vì bị qua mặt - Ảnh 2.

Thủ tướng Muhyiddin tham dự phiên họp tại Hạ viện hôm 26-7. Ảnh: Reuters

Thủ lĩnh phe đối lập Anwar Ibrahim ngay sau đó kêu gọi Thủ tướng Muhyiddin từ chức. Cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad cũng cho rằng nội các hiện tại cần chịu trách nhiệm về hành động của Bộ trưởng Takiyuddin.

Hồi tháng 6, Quốc vương Abdullah hai lần thúc giục Thủ tướng Muhyiddin triệu tập quốc hội để thảo luận về phản ứng đối với dịch Covid-19.

Diễn biến hôm 29-7 là bước ngoặt mới nhất của nền chính trị Malaysia vốn đang nhiều vấn đề. Các nhà quan sát cho rằng nó có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến triển vọng kinh tế của nước này khi dịch Covid-19 ngày càng phức tạp.

Phạm Nghĩa

Tin liên quan

Viết bình luận

Tổng thống Ukraine tiết lộ lý do không chịu buông Bakhmut
29/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nếu Nga chiếm được TP Bakhmut, người dân nước ông sẽ yêu cầu chính phủ của họ tìm kiếm sự thỏa hiệp với Moscow.
Trung Quốc: Ông chủ bắt nhân viên tát nhau để tạo động lực làm việc?
29/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Các nhân viên có hiệu suất làm việc kém tại một công ty ở Hồng Kông (Trung Quốc) bị quản lý yêu cầu "tát nhau để tạo động lực".
Dê “nhện” 8 chân chào đời ở Philippines
29/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Khi con dê được sinh ra với 8 cái chân đã làm chủ nhân của nó vô cùng ngạc nhiện, họ đặt tên cho nó là Maya.
Mỹ lo ngại Nga đặt vũ khí hạt nhân ở Belarus, Tổng giám đốc IAEA sắp thăm Moscow
29/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Tổng thống Mỹ Joe Biden lo ngại Nga triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus, trong khi Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi có thể sắp tới thăm Moscow.
Ngoại giao chủ động với Trung Quốc

Ngoại giao chủ động với Trung Quốc

Singapore sẽ nhấn mạnh quan điểm trung lập và vai trò trung tâm của ASEAN trong khi Malaysia ưu tiên các vấn đề kinh tế với Trung Quốc