xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quân đội Myanmar biện minh

Hoàng Phương

ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tình hình Myanmar bớt căng thẳng và các bên hòa giải

Cảnh sát Myanmar hôm 4-3 tiếp tục sử dụng hơi cay và nổ súng để đối phó người biểu tình ở một số địa phương giữa lúc cộng đồng quốc tế ngày càng quan ngại về tình hình quốc gia Đông Nam Á này sau khi quân đội lên nắm quyền. Trước đó một ngày, theo Liên Hiệp Quốc (LHQ), 38 người đã thiệt mạng trong ngày đẫm máu nhất kể từ cuộc đảo chính quân sự diễn ra ở Myanmar vào đầu tháng 2.

Bà Christine Schraner Burgener, đặc phái viên LHQ về Myanmar, cho biết thêm bà đã cảnh báo Phó Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar Soe Win rằng quân đội nước này có thể phải đối mặt các biện pháp mạnh từ một số nước và sự cô lập theo sau vụ đảo chính.

Đáp lại, theo lời bà Burgener, ông Soe Win trả lời rằng quân đội Myanmar sẵn sàng đương đầu với lệnh trừng phạt và sự cô lập sau cuộc đảo chính quân sự. "Chúng tôi đã quen với các lệnh trừng phạt và chúng tôi đã sống sót... Chúng tôi phải học cách đi cùng chỉ với vài người bạn" - ông Soe Win cho biết. Lần gần nhất bà Schraner Burgener trao đổi với ông Soe Win là hôm 15-2 và đặc phái viên này hiện liên lạc với quân đội Myanmar bằng văn bản.

Quân đội Myanmar biện minh - Ảnh 1.

Lực lượng an ninh tại một con đường ở TP Yangon - Myanmar hôm 4-3 Ảnh: REUTERS

Mỹ, Anh, Canada, Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt hoặc đang xem xét áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào quân đội Myanmar. Riêng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hôm 3-3 chỉ trích hành động bạo lực mới nhất của lực lượng an ninh Myanmar và cho biết Washington đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt bổ sung. Ngoài ra, theo ông Price, Mỹ hy vọng Trung Quốc đóng vai trò xây dựng trong việc tìm giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng nói trên.

Quân đội Myanmar tìm cách biện minh cho hành động đảo chính khi khẳng định các cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử ngày 8-11-2020 đã bị phớt lờ.

Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã thắng áp đảo trong cuộc bầu cử này. Bà Suu Kyi đã bị giam giữ kể từ sau cuộc đảo chính và hiện đối mặt một loạt cáo buộc, trong đó có nhập khẩu máy bộ đàm trái phép, vi phạm luật thiên tai liên quan tới các biện pháp phòng tránh dịch Covid-19...

Tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar, đã cam kết tiến hành cuộc bầu cử mới nhưng không đưa ra thời gian biểu cụ thể. Tuy nhiên, bà Burgener dẫn lời ông Soe Win cho biết họ muốn tổ chức một cuộc bầu cử khác sau một năm.

Một số chuyên gia cho rằng từ nay cho đến khi kịch bản này xảy ra, điều quan trọng là làm sao tránh một cuộc xung đột trong nước kéo dài đe dọa tác động tiêu cực về kinh tế đối với Myanmar và khu vực. Ngoài ra, theo báo South China Morning Post, có ý kiến nói cộng đồng quốc tế cần có hướng tiếp cận phối hợp để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Myanmar bởi chỉ trừng phạt thôi là không đủ.

Ông James Gomez, Giám đốc Trung tâm châu Á (một tổ chức phi lợi nhuận ở thủ đô Bangkok - Thái Lan), cho rằng cả Trung Quốc và Ấn Độ cần hành động nhiều hơn trong vấn đề Myanmar. Ngoài ra, ông Nehginpao Kipgen, chuyên gia tại Trường Quan hệ Quốc tế Jindal (Ấn Độ), nhận định ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tình hình Myanmar bớt căng thẳng và các bên hòa giải.

Trong bước đi mới nhất như thế, hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức hôm 2-3 ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar, theo đó kêu gọi tất cả các bên liên quan tìm kiếm giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại và mang tính xây dựng và hòa giải vì lợi ích của người dân và kế sinh nhai của họ. Tuyên bố cũng khẳng định ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar một cách tích cực, hòa bình và mang tính xây dựng.

Theo Reuters, Hội đồng Bảo an LHQ dự kiến thảo luận về tình hình Myanmar tại phiên họp kín trong ngày 5-3. Trước khi tham dự cuộc họp này, bà Burgener thúc giục các nước thực hiện "các biện pháp rất mạnh mẽ" để khôi phục dân chủ tại Myanmar.

Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên cho đến giờ chỉ mới bày tỏ quan ngại về tình trạng khẩn cấp ở Myanmar nhưng không lên án cuộc đảo chính quân sự do sự phản đối của Nga và Trung Quốc. Hai nước này cho rằng những gì xảy ra là chuyện nội bộ của Myanmar. Tuy nhiên, bà Burgener thúc giục Moscow và Bắc Kinh thay đổi quan điểm khi cho rằng tình hình Myanmar đang "ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo