xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phi công “sợ” không phận Đông Nam Á

P.Nghĩa (Theo Reuters)

(NLĐO) – Hàng không khu vực Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ những năm gần đây và đó là lý do có quá nhiều chuyến bay trên bầu trời cùng lúc, gây khó khăn cho bộ phận kiểm soát không lưu mặt đất mỗi lần muốn điều chỉnh lộ trình bay.

Chiếc Airbus A320-200 mang số hiệu QZ8501 của AirAsia gặp nạn hôm 28-12, sau khi phi công máy bay yêu cầu được chuyển hướng và nâng độ cao để tránh thời tiết xấu. Tuy nhiên, bộ phận kiểm soát không lưu chỉ cho phép chiếc Airbus nhích lên độ cao giới hạn vì còn một chiếc máy bay khác đang bay ở phía trên cùng thời điểm đó.

Theo các phi công thường bay tuyến Indonesia đến Singapore, không có gì bất thường khi QZ8501 bị đáp ứng yêu cầu chậm trễ và bị từ chối nâng độ cao. Nếu phải di chuyển trong điều kiện thời tiết bất lợi, phi công buộc phải tự đưa ra quyết định trong trường hợp khẩn cấp. Đây thật sự là thử thách đối với những người nắm giữ sinh mạng hành khách trên bầu trời.

 

Sẽ không có gì đáng nói nếu phi công điều khiển máy bay trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Ảnh: AirAsia
Sẽ không có gì đáng nói nếu phi công điều khiển máy bay trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Ảnh: AirAsia

 

Hầu hết các phi công đều cho rằng các bước cần thực hiện trong tình huống khẩn cấp là phi công phải điện thông báo cho các máy bay khác trong khu vực, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bộ phận kiểm soát không lưu.

“Là một phi công chuyên nghiệp, bạn có nghĩa vụ phải suy nghĩ một cách nhanh chóng” – một phi công của Qantas Airways với 25 năm kinh nghiệm nói với hãng tin Reuters. “Một khi bạn nhận lời lái máy bay, bạn đã ký hợp đồng bảo đảm sinh mạng 300 hành khách (con số minh họa) và hàng triệu USD giá trị chiếc máy bay”.

Một cựu phi công của Singapore Airlines (SIA) cho biết công việc điều phối lịch trình bay và xử lý nhanh các tình huống khẩn cấp tại Đông Nam Á trở nên khó khăn hơn do khu vực này có điều kiện thời tiết thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là gió mạnh và mưa dông, nỗi ám ảnh của các chuyến bay.

Hồi năm 2013, một chiếc Boeing 737 của Lion Air lúc gần hạ cánh bỗng nhiên bị gió mạnh “kéo” xuống biển. Đây được xem là tai nạn điển hình về việc máy bay bị “cắt gió” – chỉ sự thay đổi đột ngột về tốc độ và hướng gió.

Để giữ khoảng cách an toàn cho các máy bay đang hoạt động, kiểm soát không lưu tại Indonesia chủ yếu dựa vào báo cáo qua vô tuyến của phi công để tính toán vị trí giữa các phương tiện lưu thông.

Hiệp hội Hàng không Châu Á - Thái Bình Dương (AAPA) hồi tháng trước cho biết các hãng hàng không đang đầu tư mạnh vào một số thế hệ máy bay thế hệ mới tiết kiệm nhiên liệu. AAPA cho rằng cũng cần phải quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng chẳng hạn như nhà ga sân bay, đường băng và các dịch vụ không lưu nhằm phát triển đồng bộ.

Trong vòng 5 năm qua, số lượng hành khách được vận chuyển trên khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tăng khoảng 2/3, lên hơn 1 tỉ lượt khách. Trong đó, AirAsia và Lion Air của Indonesia là hai hãng hàng không đặt mua thêm máy bay cao kỷ lục.

Theo đà phát triển hiện tại, Boeing dự đoán các hãng hàng không trong khu vực này sẽ cần thêm khoảng 13.000 máy bay trong vòng 2 thập kỷ tới và công ty sản xuất máy bay Airbus – một trong các nhà sản xuất tiềm năng cho thị trường châu Á – sẽ nhân cơ hội thúc đẩy doanh số.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo