xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ - Pakistan: Ôm không được, bỏ không xong

Dan De Luce, cây bút kỳ cựu về an ninh quốc gia của tạp chí Foreign Policy (Mỹ)

Mối quan hệ giữa Pakistan và Mỹ - những đồng minh trên danh nghĩa nhưng có rất ít lợi ích chiến lược chung - đầy rẫy sự bất mãn và bất hòa.

Các đời tổng thống trước đây của Mỹ đều cố ép Pakistan kiềm chế các tay súng Taliban và Haqqani ở biên giới Afghanistan và đều thất bại. Giờ đây, Tổng thống Donald Trump đối mặt cùng thách thức trên trong khi nội bộ chính quyền tranh cãi về chuyện gây sức ép đến đâu với Pakistan.

Washington đang cân nhắc những biện pháp trừng phạt chính trị chưa từng có với Islamabad vì dung dưỡng các tay súng Afghanistan chống lại chính phủ Kabul được Mỹ hậu thuẫn, trong đó có hủy bỏ tư cách đồng minh chính (không thuộc NATO), cắt viện trợ quân sự lâu dài (sau khi đình chỉ khoản viện trợ quân sự 1,3 tỉ USD hồi tháng 1) và thậm chí cấm cấp thị thực cho một số cá nhân trong chính phủ, quân đội và Cơ quan Tình báo Pakistan (ISI).

Mỹ - Pakistan: Ôm không được, bỏ không xong - Ảnh 1.

Chính quyền Mỹ cáo buộc Pakistan không kiềm chế các phần tử vũ trang Afghanistan nương náu trên nước mình. Ảnh: REUTERS

Cũng như các chính phủ tiền nhiệm, trong Nhà Trắng thời ông Trump tiếp tục tranh cãi về tốc độ và quy mô trừng phạt Pakistan. Một số quan chức, đặc biệt là phe quân đội, ủng hộ mạnh tay với lập luận Mỹ viện trợ nhiều năm qua cho Pakistan nhưng kết quả nhận lại rất khiêm tốn.

Ngược lại, những tiếng nói khác lo ngại việc rũ bỏ một đất nước có vũ khí hạt nhân với khoảng 200 triệu dân nằm sát bên Trung Quốc. Việc bổ nhiệm các nhân vật "diều hâu" John Bolton vào ghế cố vấn an ninh quốc gia và Mike Pompeo làm ngoại trưởng Mỹ gần đây có thể giúp phe cứng rắn thắng thế.

Các chính quyền Mỹ trước đây ngại nặng tay với Pakistan vì lo nước này phá hoại bất cứ cuộc đàm phán hòa bình nào ở Afghanistan hoặc cắt đứt tuyến tiếp tế của liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu ở đó. Sức ép của Mỹ cũng có thể khiến các phong trào vũ trang tìm cách kiểm soát Pakistan, một quốc gia có vị trí địa lý chiến lược và sở hữu kho vũ khí hạt nhân.

Dù vậy, như lời cựu Đại sứ Pakistan tại Mỹ từ năm 2008-2011, ông Husain Haqqani, quan hệ giữa Mỹ và Pakistan từ lâu đã như một cuộc hôn nhân lạc nhịp và bấp bênh. Hai nước chưa bao giờ chia sẻ cùng lợi ích và giờ là lúc phải đối mặt thực tế nghiệt ngã.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo