xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nobel Hóa học 2019 vinh danh "bước tiến lớn của nhân loại"

Cao Lực

Giải Nobel Hóa học 2019 hôm 9-10 được trao cho 3 nhà khoa học John B. Goodenough, M. Stanley Whittingham và Akira Yoshino vì có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển pin lithium-ion, loại pin nhẹ đầu tiên tạo điều kiện cho sự ra đời của hàng loạt thiết bị điện tử.

"Pin lithium-ion đã tạo ra một cuộc cách mạng, thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta và được sử dụng trong mọi sản phẩm, từ điện thoại, máy tính xách tay đến xe điện" - Ủy ban Nobel Hóa học khẳng định, đồng thời nhấn mạnh nghiên cứu của 3 nhà khoa học nêu trên đã "thiết lập nền tảng cho một xã hội không dây, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch". Bà Sara Snogerup Linse, Chủ tịch Ủy ban Nobel Hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, khẳng định sự ra đời của các loại pin lithium-ion là một bước tiến lớn đối với nhân loại, bởi chúng cho phép lưu trữ năng lượng từ mặt trời, gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác, qua đó góp phần giảm thiểu tác động của biển đổi khí hậu.

Nobel Hóa học 2019 vinh danh bước tiến lớn của nhân loại - Ảnh 1.

Giải Nobel Hóa học 2019 vinh danh 3 nhà khoa học John B. Goodenough, M. Stanley Whittingham và Akira Yoshino Ảnh: REUTERS

Theo đài CNN, ông Whittingham (người Anh) đã phát triển loại pin lithium-ion có thể sử dụng được đầu tiên vào đầu những năm 1970. Sau đó, ông Goodenough (người Mỹ gốc Đức) đã nghiên cứu và thành công trong việc gia tăng khả năng hoạt động của pin lên gấp 2 lần. Cuối cùng, ông Yoshino (người Nhật Bản) là người loại bỏ thành công lithium tinh khiết ra khỏi pin, phát triển pin dựa hoàn toàn vào lithium-ion. Công trình của ông Yoshino giúp pin an toàn hơn và có thể sử dụng được trong các ứng dụng thực tế. "Theo tôi, giải Nobel Hóa học lẽ ra phải được trao cho các nhà khoa học John Goodenough, Stanley Whittingham và Akira Yoshino từ lâu. Thật tuyệt khi thấy lĩnh vực hóa học vật liệu quan trọng này được công nhận" - ông Saiful Islam, Trường ĐH Bath (Anh), chia sẻ.

Trong khi ông Yoshino, 71 tuổi, làm việc tại Trường ĐH Meijo (Nhật Bản), ông Goodenough, 97 tuổi và ông Whittingham, 77 tuổi, làm việc tại Trường ĐH Texas và Trường ĐH Binghamton ở Mỹ. Đáng chú ý, theo báo The Guardian, ông Goodenough trở thành người lớn tuổi nhất từng được trao giải Nobel. Ông Bill David, từng là học trò của ông Goodenough, khẳng định ở tuổi 97, nhà khoa học này vẫn đến phòng thí nghiệm mỗi ngày.

Các nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học năm nay sẽ chia đều khoản tiền thưởng trị giá khoảng 910.000 USD.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo