xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều nỗi lo tại Diễn đàn Kinh tế thế giới

Hoàng Phương

Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck nhận định thế giới hiện đối mặt ít nhất bốn cuộc khủng hoảng đan xen, gồm lạm phát, năng lượng, lương thực và khí hậu

Các lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp đang tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thường niên ở thị trấn Davos (Thụy Sĩ) với nhiều nỗi lo, trong đó đứng đầu là các mối đe dọa nhằm vào nền kinh tế thế giới.

WEF năm nay diễn ra giữa lúc lạm phát đang ở mức cao tại Mỹ và châu Âu. Giá hàng hóa đã làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng, khiến thị trường tài chính thế giới lung lay và buộc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất.

Trong khi đó, cuộc xung đột Nga - Ukraine tác động mạnh đến thị trường dầu mỏ và thực phẩm. Nỗi lo trên được nêu bật bởi báo cáo mới của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hôm 23-5, theo đó tổng GDP của nhóm 7 nước phát triển hàng đầu thế giới (G7: gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada, Nhật Bản) trong quý I/2022 đã giảm 0,1% so với quý trước đó.

Tại một cuộc thảo luận trong khuôn khổ WEF diễn ra cùng ngày, Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck nhận định thế giới hiện đối mặt ít nhất 4 cuộc khủng hoảng đan xen, gồm lạm phát, năng lượng, lương thực và khí hậu.

Theo ông Habeck, nếu không có vấn đề nào được giải quyết, thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái, từ đó tác động mạnh đến sự ổn định toàn cầu. Trong khi đó, Chủ tịch Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol nhấn mạnh cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay không nên làm gia tăng sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Thay vào đó, theo ông Birol, các nước cần lựa chọn đầu tư đúng về năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo, để đối phó tình trạng thiếu hụt lúc này và đạt được những mục tiêu khí hậu đề ra.

Nhiều nỗi lo tại Diễn đàn Kinh tế thế giới - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck tại một cuộc thảo luận trong khuôn khổ WEF diễn ra hôm 23-5 Ảnh: Reuters

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng rồi đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần thứ hai trong năm nay do cuộc xung đột tại Ukraine và lạm phát. Phát biểu tại WEF hôm 23-5, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva đánh giá cuộc xung đột Nga - Ukraine, các điều kiện tài chính thắt chặt hơn và cú sốc về giá (nhất là thực phẩm) đã phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Cũng với tâm trạng bi quan, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde chỉ ra rằng sức ép ngày một tăng từ giá tiêu dùng đang kìm hãm hoạt động kinh tế và làm giảm sức mua của các hộ gia đình. Bà Lagarde cam kết tăng lãi suất trong tháng 7 và tháng 9 để kìm hãm lạm phát, ngay cả nếu chi phí đi vay tăng cao hơn sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế Mỹ cũng đang chịu sức ép lớn về lạm phát, với chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3-2022 đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm. Cục Dự trữ Liên bang (FED) vào đầu tháng này đã phản ứng bằng lần tăng lãi suất với mức tăng lớn nhất trong 22 năm (0,5 điểm %). Chủ tịch FED Jerome Powell đã phát đi tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất tại ít nhất 2 cuộc họp tiếp theo.

Cùng với nhận định kinh tế thế giới có lẽ đang đối mặt "phép thử lớn nhất kể từ Thế chiến II", IMF kêu gọi các quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp có mặt tại WEF thảo luận về việc hạ thấp các rào cản thương mại.

Theo đài CNN, một số nước đang hạn chế xuất khẩu lương thực và nông sản để giải quyết cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt trong nước dù điều này đe dọa làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt và đẩy giá lên cao trên thế giới.

Tuy nhiên, phát biểu khi đang thăm Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 23-5 cho biết Washington đang xem xét loại bỏ một số thuế quan áp lên hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc từ thời người tiền nhiệm Donald Trump. 

Nâng cao năng lực tự cường của các nền kinh tế

Ngày 24-5, trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã tham dự và phát biểu, chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam tại phiên Một ASEAN số cho tất cả người dân.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh các giải pháp chuyển giao công nghệ, triển khai các sáng kiến về 5G, giảm cước chuyển vùng quốc tế. Tại phiên thảo luận về chủ đề Kinh tế tự cường cho tăng trưởng bền vững, Phó Thủ tướng đề nghị WEF kết nối các chính phủ và doanh nghiệp để nâng cao năng lực tự cường, thích ứng với từng nền kinh tế cũng như kinh tế toàn cầu.

Cùng ngày, trong cuộc hội kiến với Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị hai bên thiết lập các cơ chế hợp tác song phương, phối hợp tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại.

Trước đó, ngày 23-5, Phó Thủ tướng đã gặp Chủ tịch Thượng viện Mỹ Patrick Leahy. Bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của quan hệ Việt Nam - Mỹ, Chủ tịch Thượng viện Mỹ cho biết sẽ thăm Việt Nam trong thời gian tới để tiếp tục thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác ưu tiên.

l Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết từ ngày 26 đến 27-5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh sẽ tham dự Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 27 theo lời mời của ông Tsuyoshi Hasebe, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Nikkei; đồng thời thăm làm việc tại Nhật Bản.

D.Ngọc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo