xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều kỳ vọng cho kinh tế Đông Nam Á

Hoàng Phương

Các kịch bản về chính sách tiền tệ và kỳ vọng tăng trưởng có nguy cơ bị đảo lộn nếu biến thể Omicron tiếp tục hoành hành trong thời gian dài

Các nước Đông Nam Á được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi từ đại dịch Covid-19 trong năm 2022, với hoạt động xuất khẩu tăng nhanh góp phần thúc đẩy sự hồi phục.

Theo trang Nikkei Asia hôm 4-1, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo GDP Đông Nam Á sẽ tăng trưởng 5,1% trong năm nay. Con số này cao hơn so với mức 3% ước tính dành cho năm 2021, thời điểm dịch bệnh lây lan buộc nhiều nhà máy đóng cửa, góp phần làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo thống kê, xuất khẩu đang tăng tại một số nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á. Chẳng hạn như kim ngạch xuất khẩu của Malaysia trong tháng 11-2021 đạt mức 112,2 tỉ ringgit (26,9 tỉ USD), tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020. Tương tự, kim ngạch xuất khẩu của Singapore trong tháng 11-2021 tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng lớn nhất trong khoảng một thập kỷ qua.

Ngoài ra, kinh tế Đông Nam Á có thể còn hưởng lợi sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1-1-2022.

Nhiều kỳ vọng cho kinh tế Đông Nam Á - Ảnh 1.

Một cảng container tại Singapore - quốc gia có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh hồi tháng 11-2021 Ảnh: REUTERS

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong hôm 4-1 đánh giá cao tầm quan trọng của RCEP (được ký kết giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 đối tác của ASEAN gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand) khi nhấn mạnh hiệp định thương mại tự do này sẽ thúc đẩy hợp tác thương mại và hội nhập trong khu vực.

Trả lời phỏng vấn đài CNBC, ông Gan cho rằng RCEP có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tiếp cận thị trường. Ngoài ra, hiệp định sẽ giúp cải thiện tính minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu dịch vụ, logistics và phân phối.

Không dừng lại ở đó, RCEP còn mở đường cho các nước thành viên thảo luận về cách thức củng cố các chuỗi cung ứng ở châu Á - Thái Bình Dương.

Sự phục hồi của kinh tế có thể thúc đẩy các ngân hàng trung ương ở Đông Nam Á chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ sau khi hạ lãi suất trong năm 2020 và duy trì lãi suất ổn định trong năm 2021.

Bên cạnh đó, các đợt tăng lãi suất dự kiến của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong năm nay sẽ gây thêm áp lực giảm giá lên các đồng tiền trong khu vực, khiến việc thắt chặt chính sách tiền tệ là cần thiết.

Giới chuyên gia dự báo việc tăng lãi suất sẽ diễn ra ở các nền kinh tế lớn của Đông Nam Á trong nửa cuối năm 2022. Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng mối đe dọa dai dẳng của đại dịch Covid-19, trong đó có biến thể mới Omicron với nguy cơ lây lan nhanh, sẽ làm phức tạp thêm tình hình mà các ngân hàng trung ương phải đối mặt.

Trước mắt, tỉ lệ tiêm chủng tăng và số ca mắc mới giảm đã giúp hoạt động kinh tế trở lại bình thường ở nhiều quốc gia. Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng (Malaysia) lập luận rằng nguy cơ phong tỏa đã giảm ở Đông Nam Á và 2022 sẽ là năm khu vực này phải chuyển sang sống chung với Covid-19.

Dù vậy, các kịch bản về chính sách tiền tệ và kỳ vọng tăng trưởng có nguy cơ bị đảo lộn nếu Omicron tiếp tục hoành hành trong thời gian dài. Ngay cả khi Đông Nam Á hiện có ít ca nhiễm do biến thể này gây ra hơn các nước phương Tây, một số nước tại khu vực vẫn buộc phải áp dụng một số biện pháp hạn chế, đáng chú ý là tạm ngưng chương trình đi lại miễn cách ly.

Tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Nam Á trong năm ngoái từng chịu tác động từ sự phục hồi chậm của ngành du lịch. Trong thời gian tới, việc chậm khôi phục đi lại xuyên biên giới đe dọa làm giảm phần nào những lợi ích từ gia tăng xuất khẩu nói trên. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo