xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật - Trung tranh giành ảnh hưởng

Thu Hằng

Giới phân tích cảnh báo sự xuống dốc của nền kinh tế số 2 thế giới không cho phép các đối tác lạc quan

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 22-10 bắt đầu chuyến công du kéo dài 1 tuần tới Mông Cổ và 5 quốc gia Trung Á giữa lúc Trung Quốc cũng đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng tại khu vực giàu tài nguyên này. Nhiều thỏa thuận kinh doanh trị giá hàng tỉ USD dự kiến được ký kết trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên này kể từ khi ông Abe ra mắt nội các mới.

Mông Cổ còn là đất nước đầu tiên 2 lần “in dấu chân” một vị thủ tướng Nhật Bản trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Cùng đi với Thủ tướng Abe có đại diện của khoảng 50 doanh nghiệp Nhật Bản. Rời thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ, ông Abe sẽ đến Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Tajikistan và Kyrgyzstan.

Phát biểu tại sân bay ở Tokyo trước khi lên đường, thủ tướng Nhật khẳng định: “Mông Cổ và Trung Á nằm ở trung tâm của châu Á, có vai trò địa chính trị cực kỳ quan trọng. Đây là các quốc gia từng phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu tài nguyên nhưng đang xây dựng những cơ sở hạ tầng chất lượng cao để phục vụ một nền kinh tế dựa trên những ngành công nghiệp giá trị cao. Tôi muốn có bước đi lớn để tăng cường quan hệ với những quốc gia này”.

 


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hội đàm với Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj

tại Phủ Tổng thống ở Ulan Bator Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hội đàm với Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj

tại Phủ Tổng thống ở Ulan Bator Ảnh: REUTERS

 

Thủ tướng Abe vốn “không ngại đường xa” kể từ khi lấy lại quyền lực vào cuối năm 2012. Ông đã tới thăm hàng chục quốc gia nhằm tìm lại đà phát triển cho nền kinh tế số 3 thế giới. Theo nhật báo tài chính Nikkei, nhân chuyến công du này, công ty công nghệ JGC và 4 công ty khác của Nhật dự kiến ký thỏa thuận 1.000 tỉ yen (tương đương 8,3 tỉ USD) ở Turkmenistan để xây dựng nhà máy khí gas tự nhiên.

Chứng kiến Bắc Kinh vươn tay tới khu vực này thông qua Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) mới thành lập, ông Abe hồi tháng 5 đã công bố kế hoạch đầu tư 110 tỉ USD để phát triển hạ tầng chất lượng cao tại châu Á, trong đó có khu vực Trung Á, trong 5 năm tới.

Giới quan sát cho rằng Trung Quốc đang trở thành đối tác thương mại hàng đầu tại Trung Á khi Nga mất dần chỗ đứng. Trong chuyến thăm Kazakhstan hồi năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã công bố sáng kiến “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” để thúc đẩy hội nhập kinh tế, thương mại Á - Âu.

Ngoài Trung Á, ông Tập còn công du nhiều khu vực khác, mới nhất là chuyến thăm Anh từ ngày 20 đến 24-10. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo sự sụt giảm tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế số 2 thế giới không cho phép các đối tác lạc quan.

Tạp chí Fortune (Mỹ) cho rằng trong lúc London trải thảm đỏ đón ông Tập thì kinh tế Trung Quốc bộc lộ sự hụt hơi đáng ngại. GDP quý III/2015 của Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6,9%, qua đó càng củng cố những nghi ngại của giới phân tích về khả năng Bắc Kinh đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm nay.

Trong khi đó, hãng tin Reuters ngày 21-10 cho biết đà đi xuống của kinh tế Trung Quốc đang kéo ghì tăng trưởng ở Bắc Á và đẩy một số nền kinh tế về phía suy thoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng tại Bắc Á (trong đó có các nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan) năm nay sẽ giảm còn 5,5% - mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.

Nhà kinh tế học cao cấp Vishnu Varathan của Ngân hàng Mizuho (Nhật) đánh giá tác động tiêu cực từ kinh tế Trung Quốc đến khu vực Bắc Á có thế kéo dài ít nhất tới nửa đầu năm 2016.

 

Tokyo cần đóng vai trò lớn ở biển Đông

Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản có kế hoạch triển khai thêm một phi đội chiến đấu cơ F-15J tới căn cứ không quân Naha ở tỉnh Okinawa để đối phó máy bay Trung Quốc, nước đang đòi chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông. Kế hoạch này nếu được thực thi sẽ tăng gấp đôi số máy bay F-15J ở đó, từ 20 lên 40 chiếc.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo từ tháng 7 đến tháng 9-2015, chiến đấu cơ nước này đã xuất kích 117 lần để ngăn chặn máy bay nước ngoài xâm nhập không phận. Tokyo khẳng định 67% số máy bay nước ngoài áp sát không phận Nhật Bản là máy bay chiến đấu của Bắc Kinh.

Một số chuyên gia cho rằng ngoài việc cứng rắn với Trung Quốc ở biển Hoa Đông, đã đến lúc Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn trong vấn đề biển Đông, nhất là khi Mỹ có ý định đưa tàu chiến áp sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Huệ Bình

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo