xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật Bản trấn áp yakuza

Phương Võ

Chính phủ nước này đang nỗ lực cắt đứt các mối quan hệ sâu xa giữa cộng đồng doanh nghiệp và tội phạm có tổ chức

Khi tòa tháp viễn thông cao nhất thế giới Tokyo Sky Tree được khánh thành ở Tokyo (Nhật Bản) vào năm tới, các yakuza (tổ chức tội phạm) sẽ không có cơ hội tham gia chúc mừng sự kiện này. Lý do là các yakuza đã bị cấm tham gia xây dựng tòa tháp cao 634 m này.

 
Đe dọa kinh tế đất nước
 
Lệnh cấm nói trên là một phần của những nỗ lực đang được Chính phủ Nhật Bản và cộng đồng doanh nghiệp tiến hành để cắt đứt các mối quan hệ sâu xa giữa tội phạm có tổ chức và giới doanh nghiệp ở nước này, nhất là trong ngành công nghiệp xây dựng.
 
Vào tuần rồi, Kiyoshi Takayama, 63 tuổi, ông trùm  của tổ chức tội phạm lớn nhất Nhật Bản Yamaguchi-gumi, bị bắt vì tội tống tiền một công ty xây dựng ở thành phố Kyoto. Ông Kohei Kishi, người đứng đầu bộ phận chống tội phạm có tổ chức của Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, thừa nhận với báo The New York Times (Mỹ): “Yakuza đang đe dọa toàn bộ nền kinh tế đất nước”.
 
 
img
Dự án tòa tháp Tokyo Sky Tree không còn bóng dáng các yakuza. Ảnh: The New York Times


Cơ quan Cảnh sát quốc gia và các bộ, ngành của chính phủ đang gây sức ép lên doanh nghiệp để họ cắt đứt liên hệ với yakuza. Một trong những mục tiêu lớn hiện nay là ngành công nghiệp xây dựng trị giá 30.000 tỉ yen, nơi yakuza hoành hành lâu nay. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, cảnh sát ước tính tội phạm bỏ túi từ 2%-3% chi tiêu của ngành công nghiệp này.
 
Ảnh hưởng của yakuza trong ngành công nghiệp xây dựng xuất hiện ít nhất từ thời kỳ tái thiết mạnh mẽ sau thế chiến thứ II. Khi đó, các băng đảng tội phạm đã giúp cung ứng lao động giá rẻ, hỗ trợ giới chủ trong việc trấn áp các cuộc đình công của công nhân và thực thi kỷ luật lao động.
 
Ngày nay, một trùm yakuza thường gây sức ép để đòi “tiền bảo vệ” từ những dự án xây dựng, như trường hợp nói trên ở Kyoto hoặc lập công ty để tranh giành các hợp đồng xây dựng, thu mua béo bở.
 
Dấu hiệu của sự tuyệt vọng
 
Trong một khảo sát của cảnh sát vào năm 2007, 34% trong số 3.000 công ty xây dựng được hỏi cho biết họ từng được yakuza tiếp cận với đòi hỏi tiền bạc hoặc hợp tác làm ăn trong năm trước đó.
 
Dù vậy, trong một số trường hợp, chính nhà phát triển bất động sản lại chủ động tiếp cận yakuza để dùng họ gây sức ép lên những người nào không muốn bán đất.
 
Nỗ lực chống yakuza trong ngành công nghiệp xây dựng bắt đầu vào năm 2008. Thay vì tập trung đối phó các băng đảng tội phạm, nỗ lực này chuyển sự quan tâm sang các công ty bằng cách giám sát hoạt động của họ và trừng phạt nặng những ai làm ăn với chúng.
 
Dĩ nhiên, các tổ chức tội phạm không chịu ngồi yên. Vào tháng trước, theo cảnh sát, một phát đạn đã được bắn vào bức tường của một công trường xây dựng có liên hệ với Công ty Takenaka Corporation.
 
Đây là vụ nổ súng thứ tư xảy ra tại một công trường xây dựng ở Tokyo trong năm nay. Dù không ai lên tiếng nhận trách nhiệm nhưng nhiều người tin rằng đây là “tác phẩm” của yakuza.
 
Những người gần gũi với yakuza gọi các cuộc tấn công là một dấu hiệu của sự tuyệt vọng. Ông Yukio Yamanouchi, một cựu cố vấn pháp lý của Tổ chức Yamaguchi-gumi, nhận định: “Đây là kỷ nguyên băng hà của yakuza. Một số băng nhóm đang lo không biết bữa ăn tiếp theo sẽ đến từ đâu”. 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo