xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật - Ấn bao vây Trung Quốc

Xuân Mai (lược dịch từ tạp chí Forbes)

Bắc Kinh không vui vì mối quan hệ mới giữa Tokyo và New Delhi nhưng không thể làm được gì

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gặp người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi ở Gandhinagar, thủ phủ bang Gujarat hôm 14-9. Cuộc gặp nêu bật việc nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 châu Á tạo thành một vòng cung vây quanh nền kinh tế lớn nhất châu lục này. 

Bắc Kinh không vui vì mối quan hệ mới giữa Tokyo và New Delhi nhưng không thể làm được gì. Việc cản trở lợi ích riêng của từng nước càng làm ông Abe và ông Modi có nhiều động lực để làm việc cùng nhau.

Nhật - Ấn bao vây Trung Quốc - Ảnh 1.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) bắt tay với người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi tại cuộc gặp hôm 14-9 Ảnh: PTI

Chuyến thăm hai ngày của Thủ tướng Abe nhằm tăng cường đầu tư của Nhật Bản vào hạ tầng điện và đường sá ở các bang Đông Bắc Ấn Độ - nơi đang đối mặt sức ép từ một Trung Quốc đòi chủ quyền một trong những bang ở đó là Aunachal Pradesh. Bắc Kinh gọi bang này là "Nam Tây Tạng". Bắc Kinh cũng đe dọa các bang Đông Bắc khác bởi chúng kết nối với phần lãnh thổ chính của Ấn Độ thông qua Hành lang Siliguri, một khu vực hẹp còn được gọi là "cổ gà".

Trung Quốc biết rõ sự dễ tổn thương về địa lý của Ấn Độ. Vào ngày 16-6, binh sĩ Ấn Độ đã ngăn một nhóm xây dựng của Trung Quốc, được binh lính bảo vệ, xây đường ở khu vực Doklam. Nhóm xây dựng này ở trong khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan, quốc gia ở dãy Himalaya. Khu vực tranh chấp - gần ngã ba chiến lược, nơi giao nhau giữa Bhutan, Trung Quốc và Ấn Độ - nằm ngay phía Bắc "cổ gà".

Trong cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất trong hơn 3 thập kỷ qua, binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở những vị trí chỉ cách nhau 120 m. Sau khi Bắc Kinh và New Delhi đạt được thỏa thuận hôm 28-8, quân đội hai bên đã rút lui và hiện cách nhau khoảng 150 m.

Đáng chú ý, ngoài Bhutan, Nhật Bản là nước duy nhất công khai ủng hộ Ấn Độ trong vụ việc ở Doklam. Sự ủng hộ từ bên ngoài là rất quan trọng bởi không ai nghĩ Trung Quốc sẽ để người Ấn Độ tại miền Đông Bắc sống trong hòa bình. Chiến lược của ông Modi là tăng cường sự kiểm soát của New Delhi tại khu vực đó thông qua phát triển kinh tế. Mối quan hệ giữa ông Modi và ông Abe nói chung là gần gũi và nhà lãnh đạo Nhật Bản vui lòng giúp đỡ người bạn ở New Delhi.

Tại cuộc gặp hôm 14-9, cả hai nhà lãnh đạo công bố Diễn đàn Hành động ở phía Đông. Cái tên này cho thấy chiến lược của Thủ tướng Modi. New Delhi đã công bố chính sách "Hướng Đông" vào năm 1991 nhưng sáng kiến này không được theo đuổi nghiêm túc. Ấn Độ đơn thuần chỉ xem chính sách này là sự tiếp cận các nước thành viên ASEAN. Khi đó, chính sách không phải là chiến thuật đối phó Trung Quốc. Nhưng trước sự khiêu khích của Bắc Kinh, ông Modi đã làm cho chính sách "Hướng Đông" trở nên thực chất hơn.

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở thủ đô Naypyidaw - Myanmar tháng 11-2014, Thủ tướng Modi cho biết chính phủ ông ưu tiên đẩy nhanh việc chuyển "Chính sách Hướng Đông" thành "Chính sách Hành động ở phía Đông". Hơn nữa, khái niệm "phương Đông" của New Delhi đã được mở rộng khi giới chức Ấn Độ đang hướng về các nước bên ngoài ASEAN, như Nhật Bản. Cùng lúc đó, Nhật Bản lại hướng về phía Tây với "Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" được công bố hồi năm ngoái.

Thủ tướng hai nước Nhật Bản và Ấn Độ hôm 14-9 đã nhất trí tăng cường "kết nối trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng lớn hơn", đồng nghĩa gắn kết chính sách "Hành động ở phương Đông" của ông Modi với sáng kiến mới của Nhật Bản. Dù hai nhà lãnh đạo Abe và Modi không nói điều này nhưng họ có kế hoạch chống lại việc Trung Quốc tiếp cận khu vực này, thể hiện rõ nhất qua sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong bối cảnh New Delhi và Tokyo kết hợp sáng kiến của nhau, Trung Quốc trở nên tức tối và thậm chí lo lắng, bất chấp kế hoạch của Ấn Độ và Nhật Bản không nhằm thách thức trực tiếp sáng kiến "Vành đai và Con đường". Trung Quốc lẽ ra không có gì phải sợ Nhật Bản và Ấn Độ nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn bày tỏ mối quan ngại về sự hợp tác của họ ở miền Đông Bắc Ấn Độ. 

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 15-9, người phát ngôn Hoa Xuân Oánh cho biết: "Trong hoàn cảnh này, chúng tôi tin rằng bất kỳ bên thứ 3 nào cũng nên tôn trọng những nỗ lực của Trung Quốc và Ấn Độ trong việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và bất kỳ bên thứ 3 nào cũng không nên can thiệp vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ về chủ quyền lãnh thổ dưới bất kỳ hình thức nào".

Những lời của bà Hoa rõ ràng là vi phạm nền tảng chính sách đối ngoại của Trung Quốc, tức 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, theo đó kêu gọi các quốc gia đứng ngoài chuyện nội bộ của nước khác. Giới chức Trung Quốc nhìn chung không tôn trọng người Ấn Độ nên không có gì ngạc nhiên khi bà Hoa không cảm thấy lo lắng về việc đưa ra các tuyên bố không có cơ sở về vấn đề phát triển kinh tế ở Ấn Độ. Khi đưa ra những phát biểu như thế, bà Hoa đã đẩy Ấn Độ và Nhật Bản lại gần nhau hơn nữa, chứ không phải điều ngược lại như bà mong đợi. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo