xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ cạn kiệt lương thực toàn cầu

XUÂN MAI

Một khi mất đi, các loài quan trọng đối với hệ thống lương thực của người dân trên thế giới sẽ không thể phục hồi

Tương lai của nguồn cung lương thực toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự biến mất nhanh chóng của nhiều loài động thực vật. Đó là cảnh báo được Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đưa ra trong báo cáo đầu tiên đánh giá sự đa dạng sinh học của hệ thống lương thực toàn cầu. Theo báo cáo được công bố hôm 22-2, số lượng động thực vật có thể làm nguồn lương thực cho con người ngày càng ít, khiến các hệ thống sản xuất dễ bị những cú sốc như sâu bệnh, hạn hán và thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra.

Khoảng 6.000 loài thực vật có thể được sử dụng làm thực phẩm nhưng chưa đến 200 loại được tiêu thụ rộng rãi và chỉ có 9 loại chiếm phần lớn tổng sản lượng cây trồng trên thế giới. "Sự biến mất của đa dạng sinh học về thực phẩm và nông nghiệp đang làm suy yếu nghiêm trọng khả năng đáp ứng nhu cầu ăn uống của dân số không ngừng gia tăng trên toàn cầu. Chúng ta cần tận dụng đa dạng sinh học một cách bền vững để có thể ứng phó tốt hơn với các thách thức từ biến đổi khí hậu và sản xuất lương thực thân thiện với môi trường" - ông Jose Graziano da Silva, Tổng Giám đốc FAO, nhận định.

Nguy cơ cạn kiệt lương thực toàn cầu - Ảnh 1.

Nông dân đang thu hoạch lúa ở ngoại ô TP Srinagar - Ấn Độ hôm 20-2 Ảnh: GREATER KASHMIR

Qua phân tích dữ liệu từ 91 quốc gia, FAO cho biết đã có bằng chứng cho thấy đa dạng sinh học thế giới đang đối mặt mối đe dọa nghiêm trọng từ tình trạng ô nhiễm, sử dụng nguồn nước và đất đai kém hiệu quả, chính sách quản lý hạn chế, thu hoạch quá mức và biến đổi khí hậu. Trong hai thập kỷ qua, khoảng 20% bề mặt thảm thực vật trên trái đất giảm hiệu suất. Theo báo Guardian (Anh), báo cáo của FAO ghi nhận những thiệt hại trong đa dạng sinh học đất đai, rừng, đồng cỏ, rạn san hô, rừng ngập mặn, cỏ biển và sự đa dạng di truyền ở các loài cây trồng và gia súc. Còn ở các đại dương, 1/3 khu vực đánh cá đang bị khai thác quá mức.

Nhiều loài liên quan gián tiếp đến sản xuất lương thực, như chim ăn sâu hại và loại cây giúp làm sạch nước, không còn nhiều như trước. Nghiên cứu của FAO chỉ ra 63% loài thực vật, 11% loài chim và 5% loài cá và nấm đang suy giảm. Các côn trùng thụ phấn - đóng vai trò quan trọng đối với 3/4 cây trồng trên thế giới - cũng bị đe dọa. Đáng chú ý, 17% loài động vật thụ phấn, như dơi và chim, có nguy cơ tuyệt chủng. Báo cáo FAO cảnh báo một khi mất đi, các loài quan trọng đối với hệ thống lương thực của con người sẽ không thể phục hồi.

Hãng tin Reuters dẫn nội dung báo cáo cho rằng hoạt động sản xuất lương thực toàn cầu cần đa dạng hơn, tận dụng các loài ít phổ biến hơn nhưng có thể chống chọi với khí hậu bất lợi và sâu bệnh. Một nỗi lo khác, theo ông Graziano da Silva, là sự suy giảm đa dạng sinh học không chỉ đe dọa an ninh lương thực mà còn cả chất lượng dinh dưỡng. Đa dạng sinh học có thể giúp đối phó nạn suy dinh dưỡng trên toàn cầu bằng cách sử dụng các loại thực phẩm ít được biết đến nhưng có giá trị dinh dưỡng cao làm nguồn thực phẩm chính.

Trước mắt, Liên Hiệp Quốc đang thúc giục các quốc gia tăng gấp đôi năng suất và thu nhập của các nhà sản xuất lương thực quy mô nhỏ vào năm 2030 để xóa nạn đói và bảo đảm tất cả người dân có thể tiếp cận nguồn lương thực. Theo thống kê, hiện nay cứ 9 người thì có một người thiếu ăn trong khi dân số thế giới dự kiến đạt 9,8 tỉ người vào năm 2050. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo