xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngang ngược đòi quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc mưu tính gì?

Cao Lực (Theo South China Morning Post)

(NLĐO) – Việc ngang ngược đòi quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam dường như là tín hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ xây dựng thêm cơ sở hạ tầng và tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.

"Động thái này diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) đang diễn ra. Rõ ràng là Trung Quốc đang tìm kiếm thêm lợi ích trên biển Đông trước khi COC được ban hành. Ngay cả nếu COC không được thông qua, Bắc Kinh khi đó cũng đã ở một vị thế mạnh hơn rất nhiều trên biển Đông" – chuyên gia Collin Koh của Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) khẳng định.

Trong khi đó, Phó giám đốc chương trình Nghiên cứu biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc (CNI) Kang Lin cho biết động thái nêu trên của Trung Quốc đã được dự đoán.

"Các cuộc chạm trán trên biển Đông giữa Trung Quốc và các cường quốc nước ngoài liên tục xảy ra gần như mỗi tháng. Trung Quốc nhận thấy cần phải đẩy mạnh yêu sách chủ quyền" – ông Kang nói, trước khi đề cập chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ và đồng minh.

Ngang ngược đòi quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc mưu tính gì? - Ảnh 1.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: CSIS/AMTI

Theo ông Kang, việc thành lập cái gọi là huyện đảo Tây Sa và Nam Sa nhằm quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc nhân lực và tài nguyên sẽ được triển khai thêm. Ông Kang cho biết chúng có vai trò như "một bộ đệm tuyến đầu" để giải quyết tức thì mọi vấn đề liên quan đến khu vực.

Trước đó, Bộ Nội vụ Trung Quốc thông báo Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập cái gọi là huyện đảo Tây Sa và Nam Sa dưới sự quản lý của TP Tam Sa. Trụ sở của cái gọi là huyện đảo Tây Sa sẽ được đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Còn trụ sở của cái gọi là huyện đảo Nam Sa sẽ được đặt tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

TP Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam là đơn vị hành chính mà Trung Quốc ngang nhiên thành lập vào ngày 24-7-2012 để tự cho mình quyền quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ngang ngược đòi quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc mưu tính gì? - Ảnh 2.

Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: AP

Hôm 26-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo trực tuyến đã trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc thiết lập 2 trạm nghiên cứu trên đá Xu Bi và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới hòa bình ở biển Đông và khu vực, tuân thủ quy định của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo