xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nepal khủng hoảng, Trung Quốc cử ngay quan chức cấp cao đến

Phạm Nghĩa

(NLĐO) – Một quan chức cấp cao Trung Quốc đã tới thủ đô Kathmandu – Nepal ngày 27-12 để theo dõi tình hình chính trị.

Theo Reuters, đây là bước đi ngoại giao đầu tiên của Trung Quốc tại nước láng giềng sau khi Thủ tướng Nepal giải tán quốc hội 1 tuần trước.

Chuyến thăm của Phó trưởng ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Quách Nghiệp Châu tới Nepal là chuyến thăm của quan chức nước ngoài cấp cao nhất kể từ khi Thủ tướng K.P. Sharma Oli giải tán quốc hội và kêu gọi một cuộc bầu cử quốc hội sớm.

Tổng thống Nepal Bidya Devi Bhandari đã chấp nhận yêu cầu của Thủ tướng Oli. Nepal dự kiến tổ chức cuộc tổng tuyển cử bắt đầu vào cuối tháng 4 năm sau, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch (vào tháng 11-2022).

Động thái này gây ra tình trạng bất ổn chính trị sâu sắc và thúc đẩy làn sóng biểu tình trên đường phố ở Nepal trong bối cảnh xảy ra đại dịch Covid-19. Đồng thời, nó cũng khiến Đảng Cộng sản Nepal (NCP) cầm quyền đứng trước bờ vực bị chia rẽ.

Nepal khủng hoảng, Trung Quốc cử ngay quan chức cấp cao đến - Ảnh 1.

Phó trưởng ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Quách Nghiệp Châu. Ảnh: Reuters

Lãnh đạo cấp cao của Đảng Quốc đại Nepal đối lập, Narayan Khadka, cho biết: "Tôi nghĩ (quan chức) Trung Quốc đến để đánh giá tình hình tổng thể sau khi quốc hội Nepal bị giải tán".

Đại sứ quán Trung Quốc tại Nepal không bình luận khi được Reuters liên lạc.

Thành viên NCP Bishnu Rijal nói rằng quan chức Trung Quốc dự kiến ​gặp Thủ tướng Oli và các đối thủ của ông. Trước đó, Thủ tướng Oli phàn nàn cuộc tranh cãi nội bộ và sự thiếu hợp tác từ đảng của ông làm cho việc ra quyết định bị đình trệ.

Trung Quốc đã rót hàng triệu USD vào Nepal trong những năm gần đây dưới hình thức viện trợ và đầu tư cơ sở hạ tầng. Nepal cũng được đưa vào sáng kiến ​​"Vành đai và Con đường" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thường được gọi là "Con đường tơ lụa mới".

Bất ổn chính trị ở Nepal xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Theo báo The New York Times, Nepal duy trì quan hệ kinh tế sâu rộng với Ấn Độ nhưng nó đang dần trở nên tồi tệ.

Giữa lúc căng thẳng Nepal - Ấn Độ gia tăng, Trung Quốc vào cuộc và bơm tiền cho Nepal. Chiến lược này được đẩy mạnh vào năm 2017, thời điểm nhóm của Thủ tướng Oli giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo