xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ - Trung muốn tránh xung đột

Hoàng Phương

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ dừng lại ở việc trao đổi quan điểm mà không công bố bước đi chính sách nào tại cuộc gặp trực tuyến

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có hơn 3 giờ thảo luận tại cuộc gặp trực tuyến hôm 16-11 (giờ Bắc Kinh).

Đây là cuộc hội đàm chính thức đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1 năm nay. Cả Bắc Kinh và Washington đều mô tả cuộc thảo luận diễn ra thẳng thắn khi hai bên nỗ lực giảm căng thẳng trong mối quan hệ đang xấu đi.

Nhiều vấn đề đã được đề cập tại cuộc hội đàm, như Triều Tiên, Afghanistan, Iran, thị trường năng lượng toàn cầu, khí hậu, quân sự, dịch bệnh…

Theo Reuters, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh trách nhiệm của họ với thế giới là tránh để xảy ra xung đột trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh còn bất đồng về nhiều vấn đề, như nguồn gốc của đại dịch Covid-19, những quy định thương mại và cạnh tranh, vũ khí hạt nhân, tình hình Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc)…

Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc gặp, theo đài CNBC, Nhà Trắng nêu rõ cần bảo đảm cạnh tranh giữa hai nước không dẫn đến xung đột. "Nói đơn giản, hai nước sẽ cạnh tranh thẳng thắn" - ông Biden nhấn mạnh tại cuộc gặp.

Đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc cho rằng hai bên cần tăng cường liên lạc và hợp tác để giải quyết nhiều thách thức đang đối mặt. Ông Tập so sánh Mỹ và Trung Quốc như hai con tàu khổng lồ đang đi trên biển, cần phải ổn định bánh lái để tránh va chạm.

Mỹ - Trung muốn tránh xung đột - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm trực tuyến. Ảnh: Reuters

Giới phân tích nhận định cuộc hội đàm dường như không giúp Mỹ và Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về lập trường, cũng như không giúp mang lại kết quả tức thì nào.

Trước thềm cuộc gặp, sự khác biệt này đã thể hiện rõ trong bài phát biểu của hai ông Tập và Biden tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tuần rồi.

Trong lúc Tổng thống Mỹ nhấn mạnh cam kết của Washington về một "khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" thì Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo về sự trở lại của những căng thẳng tương tự thời chiến tranh lạnh.

Dù vậy, một số nhà phân tích nhận định cuộc gặp là cơ hội ngăn chặn nguy cơ xảy ra đối đầu căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

"Cả hai đang nỗ lực đặt ra mục tiêu cho cuộc gặp là tạo dựng sự ổn định trong mối quan hệ song phương…Vấn đề là liệu họ có đạt được thỏa thuận gì hay không, hoặc ít ra là tránh những bước gây leo thang căng thẳng" - chuyên gia Scott Kennedy của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) nhận định với hãng tin Reuters, đồng thời lưu ý thêm rằng 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc chỉ dừng lại ở việc trao đổi quan điểm mà không công bố quyết định hoặc bước đi chính sách nào tại cuộc gặp.

Cũng theo ông Kennedy, hai bên dường như nhất trí rằng mối quan hệ này cần có sự ổn định nhưng không tìm được tiếng nói chung về phương thức đạt được mục tiêu này.

Tỏ ra lạc quan hơn, ông Daniel Russel, từng làm trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thời Tổng thống Barack Obama, cho rằng cuộc gặp là một phần trong chuỗi các cuộc hội đàm quan trọng có thể hướng mối quan hệ Mỹ - Trung đi theo hướng ổn định hơn trong khi hai nước tiếp tục cạnh tranh gay gắt.

Tương tự, ông Wu Xinbo, chuyên gia tại Trường ĐH Phục Đán (Trung Quốc), nhận định theo sau cuộc điện đàm giữa hai ông Tập và Biden hồi tháng 9, cuộc gặp mới nhất tiếp tục nêu bật xu hướng tích cực về cải thiện quan hệ song phương. Theo ông Wu, hai nước sẽ quan tâm nhiều hơn đến chuyện tăng cường hợp tác, cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực đến từ những bất đồng trong mối quan hệ này. 

Bài toán tăng cường sức cạnh tranh

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer ngày 15-11 tuyên bố sẽ bổ sung các điều khoản của Dự luật Cạnh tranh và Đổi mới (USICA) vào Dự luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2022 nhằm tăng cường sức cạnh tranh với Trung Quốc. Theo Reuters, USICA đã được Thượng viện phê chuẩn hồi tháng 6 nhưng đến giờ vẫn chưa được Hạ viện bỏ phiếu. Các nhà lập pháp ủng hộ USICA vẫn đang nỗ lực thúc đẩy dự luật qua ải quốc hội và được Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật.

Chiến lược lồng ghép trên không bảo đảm USICA sẽ trở thành luật nhưng có thể gia tăng cơ hội cho những điều khoản quan trọng nhất của dự luật này. Với mục tiêu thúc đẩy cạnh tranh với Trung Quốc, USCIA gồm khoản ngân sách 190 tỉ USD nhằm củng cố lĩnh vực công nghệ và nghiên cứu của Mỹ, bên cạnh khoản chi 54 tỉ USD nhằm gia tăng sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn, thiết bị viễn thông.

Hạ viện Mỹ đã thông qua NDAA 2022 hồi đầu năm nay. Giờ đây, đến lượt Thượng viện trong tuần này dự kiến xem xét phiên bản NDAA 2022 của riêng mình. Nếu NDAA 2022 được các thượng nghị sĩ bỏ phiếu thông qua, các nhà đàm phán của lưỡng viện quốc hội sẽ tiếp tục làm việc để thống nhất một phiên bản NDAA chung để đưa ra bỏ phiếu thông qua tại cả Hạ viện và Thượng viện trước khi trình Tổng thống Joe Biden ký ban hành.

Cao Lực

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo