xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ - Trung đại chiến thương mại?

THU HẰNG

Giới chuyên gia nhận định cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không tránh khỏi nếu ông Trump hiện thức hóa tất cả cam kết từ chiến dịch tranh cử

Mỹ và Trung Quốc có thể rơi vào “vòng xoáy ăn miếng trả miếng” vào năm tới sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức và chính thức “động binh” trên mặt trận thương mại chống lại nền kinh tế số 2 thế giới.

Vòng luẩn quẩn

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế trưởng Derek Scissors thuộc China Beige Book - công ty phân tích dữ liệu hàng đầu thế giới chuyên về kinh tế Trung Quốc - đưa ra ngày 28-12.


Ông Trump xuất hiện trên trang bìa Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc sau khi thắng cử Ảnh: AP

Ông Trump xuất hiện trên trang bìa Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc sau khi thắng cử Ảnh: AP

Bình luận trong chương trình Squawk Box của đài CNBC (Mỹ), ông Scissors nói không loại trừ khả năng ông Trump sẽ mạnh tay với Bắc Kinh ngay sau khi nhậm chức ngày 20-1-2017. Tuy nhiên, chính quyền của vị tổng thống Mỹ thứ 45 có thể khởi đầu với “những ngón đòn” ít quyết liệt hơn, như đánh thuế vào thép Trung Quốc. “Thế rồi Trung Quốc trả đũa. Tiếp đó, chính quyền ông Trump bất mãn và trả thù. Và chúng ta sẽ rơi vào lòng luẩn quẩn” - chuyên gia này phân tích.

Trong bài viết trên tạp chí Fortune (Mỹ) gần đây, GS Minxin Pei từ Trường ĐH Claremont McKenna (Mỹ) cũng cho rằng chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn có thể nổ ra dưới thời ông Trump. Giới chuyên gia cùng chung nhận định cuộc chiến đó không tránh khỏi nếu ông Trump hiện thực hóa tất cả cam kết từ chiến dịch tranh cử, trong đó có đe dọa đánh thuế đến 45% vào hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu sang Mỹ.

Trước mắt, theo Forbes, việc ông Trump chọn học giả kinh tế Peter Navarro - một nhân vật không ưa Trung Quốc - đứng đầu Hội đồng Thương mại quốc gia Nhà Trắng mới thành lập là lời tuyên chiến gửi tới Bắc Kinh. Trong khi đó, tờ New York Times mới đây đăng tải bài viết: “Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ông Trump đã có vũ khí”. Tác giả bài viết Keith Bradsher nhắc lại tuyên bố của vị tổng thống đắc cử trong chiến dịch tranh cử hồi tháng 9 rằng “vũ khí” của Mỹ đối với Trung Quốc là sức mạnh kinh tế.

Vũ khí của ông Trump

Theo bài viết của New York Times, trên cương vị tổng thống Mỹ, ông Trump hoàn toàn có thể dùng thương mại - cũng chính là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của ông - làm vũ khí. Một bước đi như thế có thể tái định hình mạnh mẽ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như những công ty, ngành công nghiệp và công nhân đang phụ thuộc vào lượng hàng hóa giao dịch trị giá hàng trăm tỉ USD mỗi năm. Tuy nhiên, không bên nào có thể thắng trong một cuộc chiến thương mại như thế.

Trước hết, việc cắt giảm thương mại sẽ không mang về những việc làm mà Mỹ đã mất vào tay Trung Quốc từ nhiều thập kỷ qua - khi đất nước đông dân nhất thế giới đã trở thành công xưởng của toàn cầu. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực đã rời bỏ nước Mỹ những năm trước đây, như dệt may và vài ngành công nghiệp nhẹ khác, giờ cũng chạy khỏi Trung Quốc để tới các nơi có chi phí nhân công thấp hơn.

Tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc được cho là “vũ khí” lợi hại bởi Bắc Kinh xuất khẩu “núi” hàng hóa lên tới 483 tỉ USD vào Mỹ năm 2015. Tuy nhiên, tờ New York Times cho rằng cơ hội trả đũa của Mỹ sẽ hạn chế hơn khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Mỹ sang Trung Quốc đạt 116 tỉ USD (năm 2015). Trung Quốc có thể “trút giận” vào các mục tiêu như hãng máy bay Boeing, nhà sản xuất ô tô và nông dân Mỹ. Vũ khí tiềm năng nhất của Bắc Kinh được cho là phá vỡ các dây chuyền cung cấp đa quốc gia bằng cách ngừng xuất khẩu các linh kiện và vật liệu quan trọng.

Thế nhưng, một động thái như thế có thể hủy hoại tiếng tăm và uy tín của Bắc Kinh. Do vậy, ông He Weiwen, đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc - Mỹ - Liên minh châu Âu (EU) tại Hiệp hội Thương mại quốc tế Trung Quốc, cho rằng diễn biến sẽ không đi xa tới mức đó bởi vẫn còn nhiều thứ để thương lượng.

Doanh nghiệp Nhật - Trung đối đầu

Doanh nghiệp Nhật Bản có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong các thương vụ thâu tóm ở nước ngoài trong năm 2017 giữa lúc Trung Quốc tìm cách ngăn dòng vốn chảy ra nước ngoài. Trong biểu hiện mới nhất của xu hướng này, Tập đoàn Asahi Group Holdings vừa đánh bại các đối thủ, trong đó có Tập đoàn China Resources (Trung Quốc), để mua lại các thương hiệu bia ở Đông Âu của Công ty Anheuser-Busch InBev (Bỉ) với giá 7,6 tỉ USD.

Theo Reuters, các công ty Nhật Bản đã chi 93 tỉ USD cho các thương vụ mua sắm ở nước ngoài tính từ đầu năm 2016 đến ngày 19-12, thấp hơn chút ít so với con số kỷ lục 96 tỉ USD năm 2015 nhưng tăng mạnh so với mức 51 tỉ USD năm 2013. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đã chi 217 tỉ USD cho các thương vụ tương tự trong giai đoạn này. Một lợi thế quan trọng của các công ty Nhật Bản là họ đang có nguồn tiền mặt nhiều kỷ lục (3.200 tỉ USD, theo dữ liệu của chính phủ) nên số vụ mua lại ở nước ngoài trong năm 2017 nhiều khả năng không thua kém năm nay.

“Các doanh nghiệp Nhật Bản có chi phí vốn thấp, tiền mặt tồn quỹ dồi dào và khao khát đa dạng hóa hoạt động bên ngoài thị trường trong nước” - ông Mayooran Elalingam, Giám đốc chi nhánh châu Á - Thái Bình Dương ở Hồng Kông của Ngân hàng Deutsche Bank (Đức), nhận định. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp Trung Quốc đang gặp khó khi Cục Quản lý ngoại hối nhà nước tăng cường kiểm tra những giao dịch thâu tóm ở nước ngoài để hạn chế dòng vốn chảy ra ngoài, đang làm tổn thương giá trị đồng nhân dân tệ.

Sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp hai nước cũng có thể diễn ra trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên năm 2017 bởi sự quan tâm ngày càng tăng của các công ty Nhật.

Lục San

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo