xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ tăng chi tiêu cho quốc phòng

Cao Lực

Nhiều hoạt động quân sự của Trung Quốc, trong đó có quân sự hóa biển Đông, xung đột với trật tự quốc tế dựa trên quy tắc

Sau nhiều tháng đàm phán, Hạ viện và Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ (SASC) hôm 9-12 đạt được thỏa thuận về Dự luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2020.

Theo Reuters, dự luật chi tiêu quốc phòng nêu trên dự kiến được Quốc hội Mỹ thông qua vào cuối tháng này, trị giá 738 tỉ USD - bao gồm 658,4 tỉ USD dành cho Bộ Quốc phòng và các chương trình an ninh quốc gia của Bộ Năng lượng; 71,5 tỉ USD dành cho các cuộc chiến tranh đang diễn ra và 5,3 tỉ USD dành cho quỹ khẩn cấp đối phó thảm họa thiên tai và thời tiết cực đoan.

Bên cạnh đó, dự luật còn ban bố lệnh trừng phạt nhằm vào 2 dự án ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 và TurkStream của Nga, đồng thời nghiêm cấm mọi hoạt động hợp tác quân sự song phương với nước này.

Dự luật còn yêu cầu tiến hành hàng loạt biện pháp đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc, bao gồm yêu cầu soạn thảo báo cáo về các khoản đầu tư của Bắc Kinh tại nước ngoài và quan hệ quân sự của họ với Moscow. Dự luật cũng nghiêm cấm sử dụng quỹ liên bang để mua sắm tàu hỏa và xe buýt của Trung Quốc.

Mỹ tăng chi tiêu cho quốc phòng - Ảnh 1.

Chiến đấu cơ F-18 chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ ở biển Đông Ảnh: Reuters

Hạ nghị sĩ John Garamendi, Chủ tịch Tiểu ban Sẵn sàng chiến đấu và Hỗ trợ Quản lý quân đội, đã thể hiện sự ủng hộ dành cho động thái này khi khẳng định lệnh cấm trên là cần thiết đối với lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia. "Trung Quốc muốn thống trị ngành công nghiệp đường sắt và vận chuyển - cả tàu hỏa lẫn xe buýt. Họ đã thực hiện điều này ở Úc và rõ ràng là đang trong quá trình làm điều tương tự tại Mỹ" - ông Garamendi khẳng định với báo The Wall Street Journal.

Dự luật cũng kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến việc nước này mua hệ thống phòng không S-400 của Moscow.

Bên cạnh các biện pháp đối phó Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, NDAA 2020 còn kêu gọi đáp trả cứng rắn chương trình hạt nhân của Triều Tiên, cũng như mối đe dọa mà nước này gây ra với binh sĩ Mỹ trên bán đảo Triều Tiên và đồng minh trong khu vực. Dự luật nghiêm cấm Lầu Năm Góc cắt giảm binh sĩ triển khai đến Hàn Quốc xuống dưới 28.500 người trừ khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kết luận động thái này phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia.

Không chỉ kêu gọi trừng phạt bổ sung các ngân hàng giao dịch với Triều Tiên, dự luật còn yêu cầu ban bố các biện pháp trừng phạt bắt buộc nhằm vào hoạt động xuất nhập khẩu than, khoáng sản và hàng may dệt, cũng như một số sản phẩm dầu mỏ và dầu thô của nước này.

Đáp ứng một trong những yêu cầu đáng chú ý nhất của Tổng thống Trump, dự luật cho phép thành lập Lực lượng Không gian Mỹ làm chi nhánh thứ 6 của quân đội nước này. Bên cạnh đó, dự luật còn ủng hộ cải thiện năng lực quốc phòng cho Đài Loan - động thái nhiều khả năng khiến Bắc Kinh nổi giận.

Trong khi đó, theo một quan chức cấp cao giấu tên của Lầu Năm Góc, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 850% trong 20 năm qua, từ 20 tỉ USD lên 170 tỉ USD vào năm 2018. Vị này nhấn mạnh nhiều hoạt động quân sự của Bắc Kinh, trong đó có quân sự hóa biển Đông, xung đột với trật tự quốc tế dựa trên quy tắc. 

Kim vs Trump cu

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tayTổng thống Donald Trump trong cuộc gặp tại khu phi quân sự liên Triều hồi tháng 6 Ảnh; Reuters

Căng thẳng Mỹ - Triều leo thang

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dự kiến nhóm họp trong ngày 11-12 theo đề nghị của Mỹ về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sau vụ thử tại bãi phóng Sohae gần đây.

Với tư cách là chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong tháng 12, Mỹ quyết định triệu tập cuộc họp tập trung vào mối đe dọa leo thang từ Triều Tiên. Một quan chức Mỹ đầu tuần này cho biết Mỹ sẽ cập nhật toàn diện về những diễn biến gần đây trên bán đảo Triều Tiên, trong đó có các vụ phóng thử tên lửa và khả năng Triều Tiên gia tăng các hoạt động khiêu khích. Giới ngoại giao và nhà phân tích lo ngại Triều Tiên có khả năng nối lại các vụ thử hạt nhân và tên lửa tầm xa trong năm tới sau khi đã trì hoãn kể từ năm 2017.

Trong những tháng qua, Hội đồng Bảo an nhiều lần họp kín theo đề nghị của các nước châu Âu về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Sau cuộc họp hồi tuần trước, tuyên bố chung của Anh, Pháp, Ba Lan, Bỉ và Đức lên án Triều Tiên thực hiện 13 vụ phóng tên lửa đạn đạo kể từ tháng 5 và tiếp tục vận hành chương trình hạt nhân, đồng thời thúc giục Bình Nhưỡng tích cực tham gia các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Washington.

Cuộc họp hôm 11-12 diễn ra trong bối cảnh cuộc đấu khẩu giữa Mỹ và Triều Tiên leo thang trong những ngày qua. Theo đài CNN, ông Kim Yong-chol, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình châu Á - Thái Bình Dương của Triều Tiên, hôm 9-12 chỉ trích gay gắt Tổng thống Donald Trump, theo đó gọi nhà lãnh đạo Mỹ là "ông già bất cẩn và thất thường", một ngày sau khi ông Trump cảnh báo Bình Nhưỡng có thể mất tất cả nếu tiếp tục hành động thù địch. Ông Cheong Seong-chang, nhà nghiên cứu của Viện Sejong (Hàn Quốc), cho rằng những bình luận mới của ông Kim Yong-chol là dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo Kim sẽ sớm có tuyên bố về vấn đề Triều Tiên. "Những bình luận như thế sẽ không được công bố mà không có sự chấp thuận của ông Kim" - ông Cheong nhận định.

Xuân Mai

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo