xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ quyết tăng phí bảo vệ đồng minh

Cao Lực

Washington được cho là đang muốn Tokyo trả 8 tỉ USD/năm cho chi phí đồn trú 54.000 binh sĩ Mỹ tại Nhật Bản

Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Nhật Bản tăng mạnh đóng góp tài chính cho việc đồn trú lực lượng Mỹ tại quốc gia này, tạp chí Foreign Policy dẫn một số nguồn tin mật cho biết hôm 15-11. Trong khuôn khổ các thỏa thuận hiện hành có thời hạn đến tháng 3-2021, Mỹ yêu cầu Nhật Bản chi trả khoảng 2 tỉ USD/năm cho 54.000 binh sĩ đóng quân tại đây. Tuy nhiên, theo 3 cựu quan chức quốc phòng giấu tên, ông Trump muốn nâng con số này lên 8 tỉ USD.

Yêu cầu trên được đưa ra với giới chức Nhật Bản trong chuyến thăm hồi tháng 7 của ông John Bolton, khi đó còn là cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Trump và ông Matt Pottinger, lúc đó là giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ. Theo hãng thông tấn Kyodo, giới chức Nhật Bản đã nói với ông Bolton rằng mức tăng trên là "phi thực tế", đồng thời nhấn mạnh Tokyo đang trả nhiều tiền hơn các đồng minh khác của Washington để lực lượng Mỹ đồn trú tại nước này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản khẳng định thông tin trên là không chính xác và 2 phía vẫn chưa tiến hành các cuộc đàm phán về thỏa thuận mới. Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các cuộc đàm phán này sẽ được bắt đầu vào nửa đầu năm 2020 trong lúc nhấn mạnh cam kết của Mỹ với an ninh của Nhật Bản là "không thay đổi". 

Theo Reuters, Washington hiện triển khai Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ và Lực lượng Viễn chinh Lính thủy đánh bộ III tại Nhật Bản nhằm bảo vệ nước chủ nhà và tham gia các chiến dịch tại châu Á - Thái Bình Dương, nơi quân đội Mỹ đóng vai trò là đối trọng với ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc.

Mỹ quyết tăng phí bảo vệ đồng minh - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (phải) trò chuyện cùng người đồng cấp Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo tại thủ đô Seoul hôm 15-11. Ảnh: REUTERS

Thông tin trên được tiết lộ trong bối cảnh Washington đang gây sức ép, yêu cầu các đồng minh gia tăng đóng góp tài chính để được họ bảo vệ. Tổng thống Trump từ lâu chỉ trích các đồng minh ở châu Âu và châu Á "lợi dụng sự hào phóng của Mỹ" đồng thời thắc mắc tại sao Mỹ vẫn còn hỗ trợ bảo vệ họ.

Không chỉ Nhật Bản, ông Trump còn đưa ra đòi hỏi tương tự đối với Hàn Quốc, một đồng minh quan trọng khác tại châu Á và từng đề cập ý tưởng rút binh sĩ Mỹ khỏi bán đảo Triều Tiên. Chuyện tiền bạc tiếp tục được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nhắc đến khi đang ở thăm Hàn Quốc. "Chúng ta đang có quan hệ đồng minh mạnh mẽ. Tuy nhiên, Hàn Quốc là một quốc gia giàu, có thể và nên đóng góp nhiều hơn để san sẻ gánh nặng quốc phòng" - ông Esper nói tại buổi họp báo chung với người đồng cấp Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo tại thủ đô Seoul hôm 15-11.

Theo hãng tin AP, chi phí Hàn Quốc phải trả cho sự hiện diện của khoảng 28.000 binh sĩ Mỹ thay đổi theo từng năm. Trong năm nay, con số này là gần 1 tỉ USD. Truyền thông Hàn Quốc tiết lộ chính quyền Tổng thống Trump đang yêu cầu Seoul tăng con số này lên khoảng 4,7 tỉ USD vào năm 2020. Phát biểu trước lúc lên đường đến Seoul, ông Esper từ chối tiết lộ con số cụ thể mà chỉ khẳng định rằng Mỹ đã yêu cầu Hàn Quốc "tăng đáng kể" đóng góp tài chính của mình. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo vòng đàm phán tiếp theo về vấn đề này dự kiến diễn ra tại Seoul trong hai ngày 18 và 19-11.

Các cuộc đàm phán liên quan đến san sẻ chi phí quốc phòng luôn là một trong những vấn đề làm căng thẳng quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh. Những yêu cầu mới của Washington có thể khiến liên minh Nhật Bản - Mỹ - Hàn Quốc thêm căng thẳng giữa lúc quan hệ Tokyo - Seoul gặp sóng gió vì những tranh cãi về lịch sử và thương mại. Hàn Quốc hôm 15-11 đã bác yêu cầu của ông Esper về việc tiếp tục chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản trong khuôn khổ Hiệp định Bảo mật thông tin quân sự chung (GSOMIA) dự kiến hết hạn vào ngày 22-11 tới. "Khi GSOMIA tan vỡ và quan hệ Seoul - Tokyo leo thang căng thẳng, Triều Tiên và Trung Quốc là những quốc gia duy nhất hưởng lợi. Chỉ lý do này thôi cũng đủ sức thuyết phục tất cả chúng ta thương lượng khôi phục quan hệ đồng minh và đối tác" - ông Esper nói. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo