xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Mượn dao giết người”

Hoàng Phương

Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama trong tuần này có 2 động thái nêu bật chiến lược xử lý các điểm nóng trên thế giới mà họ đang theo đuổi.

Hồi giữa tuần, nhà lãnh đạo Mỹ công bố quyết định triển khai 300 binh sĩ và máy bay không người lái đến Cameroon - sự can dự trực tiếp nhất cho đến giờ vào cuộc chiến chống nhóm vũ trang Hồi giáo Boko Haram đang gieo rắc kinh hoàng ở Nigeria và các nước láng giềng.

Năm ngoái, Washington cũng có bước đi giống như vậy ở Chad nhưng với quân số nhỏ hơn, để giúp tìm kiếm hơn 200 học sinh nữ bị bắt cóc và sứ mệnh này chỉ kéo dài vài tháng.

Hai nước châu Phi nêu trên cùng với Benin, Niger, Nigeria đang lập lực lượng chung để tiêu diệt Boko Haram. Ngoài tiền bạc, trong thời gian tới, Mỹ còn hỗ trợ về mặt do thám, giám sát, thu thập thông tin tình báo từ trên không nhưng chưa chịu cung cấp vũ khí.

 

Binh sĩ Syria giao tranh với phe nổi dậy tại tỉnh Hama hồi đầu tuần này Ảnh: AP
Binh sĩ Syria giao tranh với phe nổi dậy tại tỉnh Hama hồi đầu tuần này Ảnh: AP

 

Mỹ cũng có những bước đi tương tự trong cuộc chiến chống IS và cả nỗ lực lật đổ chế độ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, dù mức độ tham gia sâu rộng hơn. Vào đầu tuần này, Lầu Năm Góc cho biết đã thả 50 tấn vũ khí, đạn và lựu đạn xuống cho quân nổi dậy ở tỉnh Hassakeh, miền Đông Bắc Syria. Cách đây 2 năm, Mỹ và các đồng minh bí mật tiến hành chương trình trang bị tên lửa chống tăng TOW cho các nhóm nổi dậy ở nước này.

Dù chiến lược trên, cộng với chiến dịch không kích IS kéo dài cả năm qua, chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng nhưng ông Obama vẫn phớt lờ lời kêu gọi triển khai bộ binh bởi không muốn lặp lại kịch bản sa lầy trong 2 cuộc chiến không được lòng dân Mỹ ở Afghanistan và Iraq. Quan trọng không kém, ông chủ Nhà Trắng không muốn thấy nguy cơ Syria rơi vào tình trạng vô chính phủ nếu ông Assad bị lật đổ - điều từng xuất hiện ở Iraq thời hậu Tổng thống Saddam Hussein.

Vì lẽ đó, những toan tính của Mỹ trên “bàn cờ” Syria hay bị tiến thoái lưỡng nan bởi mắc kẹt giữa 2 mục tiêu khác hẳn nhau: gây sức ép quân sự đủ mạnh để buộc ông Asssad chấp nhận thỏa hiệp về một giải pháp chính trị nhưng lại không được làm quá tay để chế độ này sụp đổ nhanh chóng, tạo ra một khoảng trống quyền lực nguy hiểm ở Damascus.

Hơn nữa, không có gì bảo đảm chiêu “mượn dao giết người” lúc nào cũng thành công. Thất bại của chương trình huấn luyện lực lượng nổi dậy “ôn hòa” Syria trị giá 500 triệu USD để trực tiếp chống IS là bài học còn nóng hổi đối với Mỹ.

Theo một số nhà quan sát, việc Mỹ cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy và sự can dự của Nga vào tình hình Syria đã biến cuộc xung đột ở nước này thành cuộc chiến ủy nhiệm giữa 2 nước, dù đây có thể là chuyện ngoài ý muốn.

“Các nhóm nổi dậy có nhiều tên lửa TOW trong kho. Lực lượng của Tổng thống Assad phải chống lại họ với sự hỗ trợ của Nga. Tôi không coi đó là một cuộc chiến ủy nhiệm được quyết định từ trước” - ông Jeff White, nhà phân tích thuộc Viện Washington về Chính sách Cận Đông (Mỹ), nói với báo The Washington Post.

Nỗi lo ở đây là hai bên của cuộc đối đầu đang được tiếp thêm sức mạnh và tinh thần để leo thang chiến sự, cũng như có lập trường chính trị cứng rắn hơn, khiến khả năng tìm kiếm giải pháp ngoại giao càng thêm xa vời.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo