xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mặt tối của mạng xã hội

Ronojoy Sen chuyên gia tại Trường ĐH Quốc gia Singapore

Các tin đồn thất thiệt lan truyền trên mạng xã hội đang gây báo động tại Ấn Độ.

hầu hết vụ bạo lực đám đông ở quốc gia này trong năm qua đều liên quan đến tin đồn trên WhatsApp, ứng dụng nhắn tin của Facebook. Không phải ngẫu nhiên mà Ấn Độ là thị trường hoạt động lớn nhất của WhatsApp trên toàn thế giới, với hơn 200 triệu người sử dụng.

Thủ phạm trong các vụ bạo lực đám đông thường là người thất nghiệp và nghèo, đến từ vùng nông thôn hoặc bán nông thôn. Báo cáo mới của Hiệp hội Internet và Di động Ấn Độ cho thấy lượng người sử dụng internet ở nước này đang tăng. 

Khoảng 295 triệu người lướt web tại các thành thị trong khi con số này ở vùng nông thôn là 186 triệu. Dù tỉ lệ người lên mạng tại nông thôn còn thấp (20%, so với 65% ở thành thị), internet đã trở thành nguồn tin tức và thông tin chính của nhiều người tại đây.

Thiết bị được sử dụng phổ biến để truy cập internet ở cả thành thị và nông thôn Ấn Độ là điện thoại di động. Năm 2004, nước này có 34 triệu thuê bao di động nhưng con số này đã tăng vọt lên hơn 1,1 tỉ vào năm 2017.

Mặt tối của mạng xã hội - Ảnh 1.

Thiết bị được sử dụng phổ biến để truy cập internet ở Ấn Độ là điện thoại di động Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, cảnh sát Ấn Độ chưa được trang bị hoặc huấn luyện đầy đủ để đối phó với các tin đồn trên mạng xã hội, như bắt cóc trẻ em. Hơn nữa, các tin đồn trên WhatsApp thường khó theo dõi vì nội dung trao đổi trên đó được mã hóa. 

Theo yêu cầu của Bộ Công nghệ Thông tin Ấn Độ, dù nằm ngoài khả năng nhưng WhatsApp vẫn tiến hành một số biện pháp hạn chế tình trạng lan truyền thông tin sai sự thật. Chẳng hạn như theo quy định mới, mỗi người sử dụng WhatsApp chỉ có thể chuyển tiếp một thông điệp 5 lần. Tòa án Tối cao Ấn Độ cũng yêu cầu quốc hội ban hành luật đặc biệt để đối phó với các hành vi phạm tội như vậy.

Bạo lực đám đông do tin đồn trực tuyến chỉ là một phần nhỏ trong vai trò ngày càng tăng của mạng xã hội đối với xã hội và chính trường Ấn Độ. 

Tin đồn dẫn đến bạo lực và bạo loạn chết người còn được ghi nhận ở Myanmar, Sri Lanka và Indonesia. Đã đến lúc các chính phủ, công ty công nghệ và người sử dụng truyền thông xã hội sáng suốt cần bắt tay tìm giải pháp cho vấn đề nghiêm trọng này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo