11/12/2021 08:01

Lạm phát Mỹ tăng kỷ lục trong 39 năm

(NLĐO) - Bộ Lao động Mỹ hôm 10-12 cho biết lạm phát tại Mỹ đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1982 trong tháng 11 vừa qua, gây áp lực lên đà phục hồi kinh tế và ảnh hưởng đến định hướng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ, chỉ số đo biến động giá cả của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, trong tháng 11 đã tăng 0,8% so với tháng 10 và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng mạnh nhất tính từ tháng 6-1982.

Nguyên nhân của tình trạng này được cho là sự kết hợp của một số yếu tố bao gồm các gói kích thích kinh tế của chính phủ, mức lãi suất thấp do Cục Dự trữ liên bang điều chỉnh, thiếu hụt nguồn cung tại các nhà máy ở Mỹ và trên thế giới.

Giá năng lượng đã tăng 33,3% tính từ tháng 11-2020, trong đó riêng trong tháng 11 đã tăng 3,5%. Giá xăng tăng 58,1%. Giá thực phẩm tăng 6,1% so với cùng kỳ trong khi giá xe ô tô và xe tải đã qua sử dụng, một yếu tố quan trọng đẩy tăng lạm phát, tăng 31,4% sau khi tăng 2,5% hồi tháng trước.

Lạm phát Mỹ tăng kỷ lục trong 39 năm - Ảnh 1.

Người dân mua sắm ở Bradford, bang Pennsylvania-Mỹ. Ảnh: Reuters

Việc chỉ số CPI tăng mạnh đang tạo áp lực đáng kể lên các hộ gia đình Mỹ, nhất là trong mùa mua sắm cuối năm. Điều này cũng sẽ gây sức ép lên chính quyền Tổng thống Joe Biden và các nhà lập pháp đảng Dân chủ trong việc đẩy nhanh phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 thông qua việc triển khai dự luật cứu trợ trị giá 1,9 ngàn tỉ USD ký hồi tháng 3.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Biden, kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh hơn bất kỳ quốc gia nào khác và người dân Mỹ vẫn có nhiều tiền hơn so với một năm trước ngay cả khi đã tính đến việc giá tăng.

Theo đài CNBC, ông Randy Frederick, giám đốc điều hành bộ phận kinh doanh và phái sinh tại quỹ Charles Schwab, cho hay: "Dù loại bỏ những yếu tố cực đoan do đại dịch gây ra thì lạm phát vẫn rất cao. Vẫn còn các yếu tố gây gián đoạn nguồn cung, lạm phát liên quan đến các sản phẩm bán dẫn".

Các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ đã phát đi thông điệp rằng việc giảm các biện pháp hỗ trợ hoàn toàn cần thiết để kiềm chế lạm phát. Nhà đầu tư cho rằng FED sẽ tăng gấp đôi tốc độ thu hẹp chương trình mua tài sản, nhiều khả năng bắt đầu từ tháng 1-2022. Điều này cho phép FED có thể nhanh chóng nâng lãi suất từ mùa xuân năm sau.


 

Xuân Mai

Tin liên quan

Viết bình luận

Tổng thống Ukraine tiết lộ lý do không chịu buông Bakhmut
4 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nếu Nga chiếm được TP Bakhmut, người dân nước ông sẽ yêu cầu chính phủ của họ tìm kiếm sự thỏa hiệp với Moscow.
Trung Quốc: Ông chủ bắt nhân viên tát nhau để tạo động lực làm việc?
7 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Các nhân viên có hiệu suất làm việc kém tại một công ty ở Hồng Kông (Trung Quốc) bị quản lý yêu cầu "tát nhau để tạo động lực".
Dê “nhện” 8 chân chào đời ở Philippines
12 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Khi con dê được sinh ra với 8 cái chân đã làm chủ nhân của nó vô cùng ngạc nhiện, họ đặt tên cho nó là Maya.
Mỹ lo ngại Nga đặt vũ khí hạt nhân ở Belarus, Tổng giám đốc IAEA sắp thăm Moscow
12 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Tổng thống Mỹ Joe Biden lo ngại Nga triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus, trong khi Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi có thể sắp tới thăm Moscow.
Ngoại giao chủ động với Trung Quốc

Ngoại giao chủ động với Trung Quốc

Singapore sẽ nhấn mạnh quan điểm trung lập và vai trò trung tâm của ASEAN trong khi Malaysia ưu tiên các vấn đề kinh tế với Trung Quốc