xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông Trump và Syria: Kỳ vọng thành thất vọng

Frida Ghitis, cây bút của trang World Politics Review

Trong khoảng thời gian ngắn, người ta tưởng như Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ hành động khác với người tiền nhiệm Barack Obama khi xử lý vấn đề Syria.

Hơn 2 tháng sau khi nhậm chức, ông Trump ra lệnh không kích một căn cứ không quân Syria sau khi có cáo buộc chế độ Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học tại thị trấn Khan Sheikhoun. Không ngừng chỉ trích người tiền nhiệm vì không chịu ra tay khi "lằn ranh đỏ" tự thiết lập ở Syria bị xâm phạm, ông chủ Nhà Trắng còn cứng rắn tuyên bố sẽ không để ông Assad muốn làm gì thì làm.

Dù vậy, những kỳ vọng ông Trump mang đến một chính sách mới và liền lạc về vai trò của Mỹ ở Syria nhanh chóng biến thành thất vọng. Hồi năm 2011, ông Obama tuyên bố ông Assad phải ra đi nhưng lại do dự khi hành động. Hướng tiếp cận của ông Obama đối với tình hình Syria đã kém, của ông Trump lại càng lộn xộn hơn.

Ông Trump và Syria: Kỳ vọng thành thất vọng - Ảnh 1.

Xe quân sự Nga gần thị trấn Douma, ngoại ô thủ đô Damascus - Syria. Ảnh: REUTERS

Trong lúc ông Obama khiến nước Mỹ không còn đóng vai trò lớn ở Trung Đông, ông Trump thậm chí để hầu hết Syria rơi vào tầm kiểm soát của Nga và Iran. Mỹ hiện duy trì khoảng 2.000 binh sĩ ở Đông Bắc Syria nhưng chỉ quan tâm đến chuyện chống khủng bố.

Trong khi đó, Nga, Iran và giờ có thêm Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách cắm rễ ở Syria. Điều tồi tệ nhất có lẽ còn ở phía trước. Cuộc chiến Syria khiến Iran và phong trào Hezbollah (ở Lebanon) tăng cường hiện diện tại biên giới với Israel và Jordan, 2 đồng minh của Mỹ.

Lúc này, điều tối thiểu Mỹ có thể làm là tiến hành một chính sách ngoại giao thông minh để giúp định hình một Trung Đông ổn định theo sau cuộc chiến Syria. Tuy nhiên, dưới thời ông Trump, ngành ngoại giao Mỹ đang rối ren.

Việc ông Trump bổ nhiệm ông John Bolton làm cố vấn an ninh quốc gia mới và đề cử ông Mike Pompeo làm ngoại trưởng có thể khiến chính sách thiếu nhất quán về Syria hiện nay chuyển sang một hướng khác.

Cả hai nhân vật này đều có lập trường cứng rắn với cả Iran và Nga nên có thể không tán thành Washington từ bỏ ảnh hưởng vào tay Moscow và Tehran. Vấn đề là ông Trump mới là người có tiếng nói quyết định sau cùng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo