xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỳ thú sắp đến Giáng sinh trăng tròn đầu tiên của thế kỉ

N. Thương (theo USA Today)

(NLĐO) - Theo The Weather Channel, năm nay sẽ là lần đầu tiên hiện tượng trăng tròn tháng 12 (December full moon) rơi đúng ngày lễ Giáng sinh trong thế kỷ 21.

Mặt Trăng - vệ tinh của Trái Đất - sẽ xuất hiện tròn hoàn hảo trên bầu trời đêm ngày 24-12 và 25-12 năm nay.

Lần gần nhất xảy ra sự trùng hợp này đã là vào năm 1977 và mãi đến năm 2034 hiện tượng này mới lại xảy ra lần nữa. Do vậy với những ai dưới 38 tuổi, đây sẽ là lần đầu tiên họ được chứng kiến và trải nghiệm điều này.

 


Đêm Giáng sinh năm nay sẽ được ánh trăng rằm thắp sáng. Ảnh minh họa: Mother Nature Network

Đêm Giáng sinh năm nay sẽ được ánh trăng rằm thắp sáng. Ảnh minh họa: Mother Nature Network

 

Hiện tượng trăng tròn trong tháng 12 còn được gọi là “trăng lạnh” (cold moon) vì tháng 12 là thời gian mùa đông lạnh nhất trong năm và ban đêm dài hơn ban ngày.

Ngày Đông chí (tại Bắc bán cầu, ngày đông chí là ngày mà khoảng thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm dài nhất) năm nay rơi vào ngày 21-12. Như vậy, hiện tượng “trăng lạnh” năm nay xảy ra chỉ 3 ngày sau ngày Đông chí.

Với những ai sống ở Mỹ, mặt trăng sẽ tròn nhất vào ngày 24-12 trong khi những người ở châu Âu sẽ thấy trăng tròn nhất vào ngày 25-12.

 


Trăng tròn tháng 12 quan sát được ở London năm 2014. Ảnh: Reuters

Trăng tròn tháng 12 quan sát được ở London năm 2014. Ảnh: Reuters

 

Trăng tròn (trăng rằm) là hiện tượng xảy ra hằng tháng, nhưng hiếm khi nó lại rơi đúng vào một ngày cố định (dương lịch) nào đó hằng tháng.

Cứ mỗi 29,5 ngày thì Mặt Trăng sẽ tròn một lần (âm lịch thường tính chẵn là 29 hoặc 30 ngày), nhưng vì chu kỳ của Mặt Trăng không được phân bổ đều theo số ngày của dương lịch (mỗi tháng dương lịch có đến 30-31 ngày) nên cứ mỗi một năm hiện tượng trăng tròn sẽ lại lệch từ 11 đến 12 ngày.

Như vậy, hiện tượng trăng tròn tháng 12 năm sau sẽ rơi vào ngày 14-12 và phải 19 năm nữa Giáng sinh mới lại có trăng tròn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo