xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khủng hoảng nước làm gia tăng rủi ro xung đột

Cao Lực

Từ Yemen, Ấn Độ và nhiều khu vực của Trung Mỹ cho đến vùng Sahel ở châu Phi, khoảng 25% dân số thế giới đang thiếu nước trầm trọng. Khủng hoảng nước dẫn đến xung đột, di cư và bất ổn lan rộng.

Đó là cảnh báo được giới chuyên gia đưa ra tại một sự kiện do Viện Nghiên cứu Tài nguyên Thế giới (WRI) tổ chức hôm 2-9. Họ còn nhấn mạnh rằng trong bối cảnh dân số thế giới không ngừng gia tăng giữa lúc biến đổi khí hậu gây hạn hán nghiêm trọng, các cuộc cạnh tranh nước đang diễn ra ngày một khốc liệt, gây hậu quả nặng nề hơn.

Theo tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington nêu trên, 17 quốc gia đang đối mặt với "sức ép cực kỳ cao" trong khi hơn 2 tỉ người đến từ những quốc gia khác đang sống trong tình trạng "sức ép cao" do khủng hoảng nước. Đến năm 2040, theo các nhà nghiên cứu của WRI, 25% trẻ em toàn thế giới sẽ phải sống tại những khu vực cực kỳ thiếu nước.

Khủng hoảng nước làm gia tăng rủi ro xung đột - Ảnh 1.

Ảnh chụp tại một trại di cư ở tỉnh Hajjah – Yemen, nơi cơ sở hạ tầng nước bị tàn phá sau nhiều năm chiến tranh, hôm 19-8 Ảnh: REUTERS

Bà Kitty van der Heijden, người đứng đầu bộ phận phụ trách hợp tác quốc tế của Bộ Ngoại giao Hà Lan, cho rằng biến đổi khí hậu đang khiến thách thức gia tăng. Nhiều thành phố, như Chennai - Ấn Độ và Cape Town - Nam Phi, trong những năm gần đây phải chống chọi với tình trạng thiếu nước trầm trọng, một phần cũng do mưa thất thường.

"Rủi ro xung đột liên quan đến nước đang gia tăng… vì nước ngày càng khan hiếm" - nhà đồng sáng lập Viện Nghiên cứu Thái Bình Dương (trụ sở ở bang California - Mỹ) Peter Gleick nhận định với Reuters.

Đáng lo ngại hơn, theo ông Gleick, giữa lúc khủng hoảng nước diễn ra ngày một tồi tệ, hệ thống nước đã trở thành mục tiêu trong các cuộc xung đột. Tại Yemen, chiến tranh kéo dài đã phá hủy cơ sở hạ tầng nước, khiến hàng triệu người phải sống trong cảnh không có nước sạch để uống hoặc tưới tiêu. Tại những quốc gia khác, như Somalia, Iraq và Syria, giếng và các cơ sở nước khác cũng bị tàn phá, ông Gleick cho biết thêm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo