xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khủng hoảng giá dầu chưa dừng lại

Xuân Mai

Bế tắc trong đàm phán cắt giảm sản lượng dầu thế giới đã dẫn đến hoài nghi về nỗ lực vực dậy thị trường trong cuộc suy thoái do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19

Thỏa thuận lịch sử cắt giảm sản lượng dầu giữa Ả Rập Saudi, Nga và các nước sản xuất dầu khác đang bị đe dọa sau khi Mexico từ chối đề xuất tham gia. Đại diện Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết sau cuộc họp trực tuyến hơn 9 giờ hôm 9-4 thỏa thuận cắt giảm sản lượng không thể đạt được nếu không có sự tham gia của Mexico.

OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới ngoài tổ chức này gồm Nga, còn gọi là OPEC+, hôm 10-4 tiếp tục nhóm họp trong khuôn khổ G20, nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới. Sự góp mặt của nhiều nhà xuất khẩu lớn, trong đó có Mỹ và Canada với khả năng cắt giảm ở mức khoảng 5 triệu thùng mỗi ngày, có thể giúp giá dầu hồi sinh sau khi thỏa thuận ban đầu của OPEC+ không thành.

Thỏa thuận của OPEC+ dự kiến cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 5 và tháng 6. Ả Rập Saudi và Nga đều sẽ cắt giảm sản lượng xuống khoảng 8,5 triệu thùng mỗi ngày trong khi các nước khác đồng ý cắt giảm 23% nguồn cung. Theo dự kiến, OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng sau hai tháng tùy thuộc vào diễn biến của dịch Covid-19. Việc giảm 10 triệu thùng/ngày có thể được nới lỏng còn 8 triệu thùng/ngày từ tháng 7 và giảm 6 triệu thùng/ngày từ tháng 1-2021 đến tháng 4-2022.

Khủng hoảng giá dầu chưa dừng lại - Ảnh 1.

Dầu thô được tích trữ ở Texas - Mỹ Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Mexico Rocio Nahle Garcia cho biết nước này sẽ chỉ cắt giảm sản lượng ở mức chấp nhận được. Bà Garcia thông báo trên mạng Twitter rằng nước này sẵn sàng giảm 100.000 thùng dầu/ngày, ít hơn nhiều so với mức 400.000 thùng mà OPEC đề xuất và thậm chí còn thấp hơn so với mức cơ bản.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, khoảng 40% dân số thế giới được yêu cầu ở nhà nhằm ngăn đại dịch Covid-19 cùng những tác động không lường trước lên du lịch, giao thông, sản xuất và tình trạng thất nghiệp đã khiến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu giảm mạnh 30%, từ hơn 100 triệu thùng mỗi ngày xuống dưới 85 triệu thùng/ngày. Theo đài CNBC, giá dầu đã giảm mạnh trong những tuần gần đây do cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Ả Rập Saudi từ hôm 8-3 lại tiếp tục lao dốc do nhu cầu giảm chưa từng thấy trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành.

Các quan chức OPEC và Nga cho biết quy mô của cuộc khủng hoảng này đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các nhà sản xuất dầu mỏ. Phía Nga kêu gọi Mỹ, nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, cần làm nhiều hơn là chỉ nhìn các nước OPEC+ cắt giảm sản lượng kỷ lục. Tổng thống Donald Trump cho rằng nước Mỹ sẽ giảm sản lượng một cách tự động vì giá dầu thấp khiến dầu đá phiến rơi vào tình trạng khó khăn.

Tuyên bố này đã được Bộ trưởng Năng lượng Mỹ nhắc lại hôm 9-4. Song song đó, Mỹ cũng hoan nghênh đề xuất cắt giảm sản lượng của OPEC+ và cho rằng thỏa thuận phát đi tín hiệu nhấn mạnh các nước xuất khẩu dầu lớn sẽ phản ứng một cách có trật tự đối với diễn biến thị trường đang diễn biến phức tạp giữa đại dịch Covid-19.

Theo hãng Bloomberg, tài liệu lưu hành nội bộ của OPEC dự báo: "Đối với thị trường dầu mỏ, sự sụt giảm nhu cầu dầu quy mô lớn là chưa từng có. Triển vọng lúc này vô cùng ảm đạm khi thị trường dầu mỏ được dự đoán sẽ đối mặt nhiều thách thức". TS Sun Xiansheng, Tổng Thư ký Diễn đàn Năng lượng Quốc tế, nhận định: "Sự lây lan của dịch Covid-19 đã dẫn đến sự giảm sốc về nhu cầu gây tác động đến sự cân bằng thị trường năng lượng thế giới vốn đã suy yếu". 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo