xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khốc liệt cuộc chiến người - thú

Xuân Mai

Trước tình trạng gia tăng dân số và lấn chiếm đất rừng, môi trường sống của động vật hoang dã bị thu hẹp, từ đó châm ngòi cho hàng loạt cuộc chạm trán giữa người và thú ở Ấn Độ.

Bất chấp nỗ lực của chính phủ, khoảng 1.144 người đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột giữa người và động vật hoang dã từ tháng 4-2013 đến tháng 5-2017. Trong số này, voi gây ra cái chết của 1.052 người và cọp khiến 92 người thiệt mạng.

Trong cuộc xung đột này, ít nhất 345 con cọp và 84 con voi cũng thiệt mạng. Ngoài những chạm trán bất ngờ, voi và cọp còn thuộc số loài bị săn bắn nhiều nhất tại Ấn Độ vì mục đích thương mại.

Ấn Độ hiện có 1,3 tỉ dân và con số này đang tăng. Trong khi đó, theo trang New Indian Express (Ấn Độ), số lượng cọp và voi cũng tăng dần, đe dọa khiến xung đột giữa chúng và con người thêm nghiêm trọng.

Theo thống kê năm 2012, khoảng 30.000 con voi sống trong môi trường hoang dã trên khắp Ấn Độ và nước này cũng là quốc gia có nhiều cọp nhất trên thế giới - số liệu thống kê năm 2014 là khoảng 2.226 con.

Khốc liệt cuộc chiến người - thú - Ảnh 1.

Một đàn voi đang đi về phía dân làng trong lúc tìm kiếm thức ăn ở khu vực Kurkuria - Ấn Độ Ảnh: AP

Do đất rừng bị thu hẹp khiến con mồi khan hiếm, cọp buộc phải xâm nhập các ngôi làng săn gia súc. Hành động trả đũa của con người là điều khó tránh. Kể từ đầu năm đến giờ, ít nhất 67 con cọp đã chết, phần lớn trong các cuộc xung đột với người. Nếu tình hình không thay đổi, nhiều khả năng số cọp chết trong năm nay sẽ vượt qua con số 120 của năm 2016 - mức cao nhất được ghi nhận từ năm 2006.

Phải cân nhắc trước khi bước ra ngoài đã trở thành thói quen của người dân sống quanh Khu Bảo tồn cọp Pilibhit ở bang Uttar Pradesh khi có đến 15 người ở khu vực này trở thành miếng mồi của cọp trong năm qua.

Việc khu rừng trở thành nơi bảo tồn cọp vào tháng 6-2014 đã dẫn đến "địa bàn" xung đột mới bởi nhiều người dân địa phương thường vào rừng săn bắt hái lượm hoặc khai thác gỗ.

Một vấn đề khác là không ít nông trại nằm gần ranh giới dài 670 km của khu bảo tồn. Ở nhiều nơi, vùng đệm giữa nông trại và khu bảo tồn chỉ rộng 10 m. Dựng hàng rào không chỉ là chuyện quá sức đối với dân nghèo mà còn là vấn đề đau đầu của chính quyền. "Chi phí của 670 km hàng rào lên đến 4 triệu USD, gấp 80 lần doanh thu hằng năm của chúng tôi. Tiền hỗ trợ từ chính phủ không đủ" - nhân viên khu bảo tồn Kailash Prakash cho biết.

Bộ trưởng MoEFCC Harsh Vardhan nhấn mạnh bộ này đang thực hiện các biện pháp khắc phục, trong đó có chương trình hỗ trợ tài chính di dời các ngôi làng ra khỏi khu bảo tồn. Một trong những biện pháp khác được tính đến là sử dụng tổ ong và hàng rào ớt để ngăn người và voi chạm trán. Tuy nhiên, kế hoạch này đến nay vẫn phải chờ tham vấn các bên liên quan. Biện pháp công nghệ cũng được sử dụng, như gửi tin nhắn cảnh báo người dân tại những khu vực gần nơi voi xuất hiện. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo