07/06/2019 12:55

Khả năng “thần giao cách cảm” không còn quá xa vời

(NLĐO) – Lầu Năm Góc đang nghiên cứu phát triển một thiết bị gắn trên đầu đọc được ý nghĩ trong não người từ đó chuyển thành tín hiệu điều khiển máy bay không người lái (drone) hay robot.

Nghe có vẻ giống như cốt truyện của một bộ phim khoa học viễn tưởng, nhưng nhóm các nhà thần kinh học hy vọng sẽ phát triển thiết bị "thần giao cách cảm" này trong vòng 4 năm, giúp liên kết bộ não của con người với máy móc mà không cần phẫu thuật.

Giáo sư Jacob Robinson thuộc Đại học Rice, trưởng nhóm nghiên cứu tại Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Mỹ, cho biết giao thức tương tác trực tiếp giữa các tín hiệu não với một thiết bị bên ngoài (BCI) sẽ giúp thiết bị điều khiển từ xa các hệ thống phòng thủ không gian mạng cũng như các phương tiện không người lái mà không cần cử động một ngón tay.

Khả năng “thần giao cách cảm” không còn quá xa vời - Ảnh 1.

Thiết bị gắn trên đầu đọc được ý nghĩ trong não người Ảnh: RICE UNIVERSITY

Thiết bị hoạt động bằng cách sử dụng cả ánh sáng và từ trường để tương tác với các tế bào thần kinh được lập trình lại trong não của người đeo. Ông Robinson nhấn mạnh công nghệ mới giúp loại bỏ độ trễ truyền thông giữa suy nghĩ và hành động. "Chính vì thế, ý tưởng giao tiếp bằng não với môi trường bên ngoài mà không cần phải thêm cử động khác giúp việc truyền tín hiệu điều khiển đến các thiết bị bên ngoài nhanh chóng hơn", theo giáo sư Robinson.

DARPA kỳ vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm công nghệ điều khiển drone bằng ý nghĩ trong vòng 4 năm tới. Tuy nhiên, giáo sư Robinson thừa nhận ông lo ngại công nghệ nếu được phát triển thành công có nguy cơ bị sử dụng sai mục đích. Ông Robinson tin rằng trong 10-20 năm nữa, BCI sẽ có mặt trên thị trường dân sự. Công nghệ kiểm soát, đọc trí não trở thành trọng tâm nghiên cứu phát triển của DARPA trong những năm gần đây.

Hồi tháng 2, Lầu Năm Góc tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận đề xuất nghiên cứu "công nghệ trí não thế hệ mới" từ giới chuyên gia, để giúp thúc đẩy nghiên cứu giao diện thần kinh đã có từ trước. Cơ quan này đổ công sức nghiên cứu các công nghệ liên quan đến não bộ từ năm 2013 với dự án có tên BRAIN (Nghiên cứu não bộ qua các công nghệ thần kinh tiên tiến), bao gồm một số chương trình dành cho những tiến bộ cách mạng trong khoa học thần kinh.


H.Bình (Theo RT, The Sun)

Viết bình luận

Tổng thống Joe Biden lần đầu tiên dùng quyền phủ quyết
45 phút trước 548 1k
(NLĐO) - Tổng thống Mỹ Joe Biden đã sử dụng quyền phủ quyết đầu tiên vào ngày 20-3.
Từ lệnh bắt của ICC với Tổng thống Putin: Nguyên tắc hoạt động và những vụ đáng chú ý
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO) – Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban bố lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin, với những cáo buộc liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 thêm phần khó lường
4 giờ trước 548 1k
Giới chức Đảng Cộng hòa khẳng định nỗ lực truy tố cựu Tổng thống Donald Trump giữa lúc ông tìm cách quay lại Nhà Trắng là "hành động mang tính chính trị".
Siêu xe chở ông Tập Cận Bình ở Moscow có gì đặc biệt?
4 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Moscow vào ngày 20-3, bắt đầu chuyến thăm Nga thứ 9 trong vòng 10 năm trở lại đây.
Lãnh đạo Nga – Trung bàn gì trong cuộc gặp "không chính thức" dài 270 phút?

Lãnh đạo Nga – Trung bàn gì trong cuộc gặp "không chính thức" dài 270 phút?

(NLĐO) – Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 20-3 rằng Nga sẵn sàng thảo luận về các đề xuất của Trung Quốc nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.