22/10/2017 12:46

Indonesia: “Đấu trường đẫm máu” gây tranh cãi

(NLĐO) – Tập trung xung quanh một đấu trường có rào chắn làm bằng tre, người dân Indonesia trên đảo Java hào hứng xem những trận chiến đẫm máu giữa heo rừng và chó, được người dân địa phương gọi là "adu bagong" (tạm dịch: heo rừng huyết chiến).

Không có gì bất ngờ khi các nhóm bảo vệ động vật đang nỗ lực chống lại sự kiện "adu bagong" – vốn được bắt đầu tổ chức vào những năm 1960 khi số lượng heo rừng tăng đột biến ở khu vực, buộc người dân phải săn bắt chúng để bảo vệ mùa màng.

Những người tham gia khẳng định với Reuters rằng việc tổ chức những trận chiến sinh tử giữa heo rừng và chó là một cách bảo tồn truyền thống săn bắt trong khu vực.

Những chú chó thắng trận sẽ nhận được giải thưởng lên đến 2.000 USD.

Indonesia: “Đấu trường đẫm máu” gây tranh cãi - Ảnh 1.

Sự kiện "adu bagong" – được bắt đầu tổ chức vào những năm 1960 khi số lượng lợn rừng tăng đột biến trên đảo Java. Ảnh: Reuters

"Mọi việc từng rất đơn giản, không giống như bây giờ khi chó được huấn luyện" - Nur Hadi, người đứng đầu Hiparu – tổ chức những người đam mê chó săn tham gia sự kiện "adu bagong", cho biết.

Cũng theo ông Hadi, sự kiện "adu bagong" hiện đã trở thành một phần truyền thống và văn hóa địa phương.

Trong khi đó, các tổ chức bảo vệ động vật cho rằng "adu bagong" là một sự kiện ngược đãi động vật và cần phải loại bỏ.

"Đó là một tội ác chống lại động vật. Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cần phải ngăn chặn hoạt động này lại và tuyên truyền để người dân hiểu rằng hành động này là sai trái" – nhà bảo vệ động vật Indonesia, ông Marison Guciano, bức xúc.

Indonesia: “Đấu trường đẫm máu” gây tranh cãi - Ảnh 2.

Các tổ chức bảo vệ động vật khẳng định sự kiện "adu bagong" là một tội ác chống lại động vật. Ảnh: Reuters

Indonesia: “Đấu trường đẫm máu” gây tranh cãi - Ảnh 3.

Ảnh: Reuters

Những trận huyết chiến diễn ra tại đấu trường rộng 15 m, dài 30 m và có rào tre chắn xung quanh để bảo vệ người xem. Trận chiến chỉ kết thúc khi một trong hai con vật bị thương. Những người tham gia nói rằng trận chiến này là một cách kiểm tra tốc độ và khả năng săn của chó. Nếu heo rừng sống sót, nó sẽ được dưỡng thương và tiếp tục "lên sàn" khi vết thương đã lành. Nếu không, nó sẽ bị mổ thịt đem bán.

Một người nhận phối giống chó tên Agus Badud cho biết sự kiện "adu bagong" mang lại cho người dân nguồn thu nhập. "Tôi tham gia vào sự kiện này để làm tăng giá bán và giá trị kinh tế cho chó của tôi. Sẽ thật vô nghĩa nếu một người nhận phối giống chó như tôi không tham gia một sự kiện như thế này" – ông Badud cho biết.

Những người sở hữu chó sẽ trả khoảng 200.000 – 2000.000 rupiah (15 – 150 USD) để đăng ký tham gia, tùy thuộc vào trọng lượng của chó.

Clip sự kiện "adu bagong" (Nguồn: Reuters:

Cao Lực (Theo Reuters)

Tin liên quan

Viết bình luận

Cá mập trắng khổng lồ lao lên khỏi mặt nước săn mồi
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Video đã ghi lại được khoảnh khắc kinh hoàng, một con cá mập trắng khổng lồ lao lên khỏi mặt nước, gần như là nhảy lên thuyền, để “đánh cắp” con cá ngừ vừa câu được.
Cựu thủ tướng Lebanon bị tố tấn công tình dục tiếp viên trên máy bay
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Hai tiếp viên hàng không cáo buộc cựu Thủ tướng Lebanon Saad El-Din Rafik al-Hariri tấn công tình dục họ trên máy bay riêng của ông.
Chùm ảnh: Sắc màu mùa xuân 2023 nhiều nơi trên thế giới
7 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Khi mùa xuân đến tiết trời ấm lên, trăm hoa đua nở cơn mưa lành mang đến những cánh đồng xanh tươi bất tận và động vật cũng thức dậy sau giấc ngủ đông …
Giáo hoàng Francis chủ trì thánh lễ chỉ 1 ngày sau khi ra viện
8 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Việc Giáo hoàng Francis, 86 tuổi, nhập viện hôm 29-3 với tình trạng khó thở từng làm dấy lên lo ngại rằng ông sẽ không đủ sức khỏe để tham dự các nghi lễ quan trọng trong tuần lễ hướng đến ngày Lễ Phục sinh.
Ukraine sẵn sàng phản công, Nga tăng cường sản xuất vũ khí

Ukraine sẵn sàng phản công, Nga tăng cường sản xuất vũ khí

(NLĐO) – Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Igor Klimenko xác nhận nước này đã thành lập thêm 8 lữ đoàn mới để chuẩn bị đợt cuộc phản công sắp tới.