xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hy Lạp xuống nước

LỤC SAN

Theo báo Greek Reporter, Hy Lạp vẫn chưa chính thức phá sản bởi đến ngày 6-7 tới, khoản nợ IMF mới được xem là quá hạn

Đề nghị của Hy Lạp về chương trình cứu trợ mới trị giá 29,1 tỉ euro trong 2 năm được xem xét trong cuộc họp các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) trong ngày 1-7, theo Chủ tịch Eurogroup Jeroen Dijsselbloem.

Đề xuất mới này được Hy Lạp bất ngờ đưa ra vào chiều 30-6. Họ đề nghị nhận được số tiền giải cứu từ Cơ chế Bình ổn châu Âu được thiết lập để giúp các quốc gia khu vực đồng euro (Eurozone) trong trường hợp cần thiết. Hơn nữa, trong thư gửi các chủ nợ hôm 1-7, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cho biết sẵn sàng nhượng bộ hầu hết các điều kiện đã đặt ra trên bàn đàm phán trước đây.

Đây được xem là hy vọng mới nhen nhóm cho cuộc khủng hoảng tài chính đã đến giai đoạn quyết định ở Hy Lạp sau khi chính phủ Athens không đồng ý yêu cầu cắt giảm chi tiêu và cải cách từ phía các chủ nợ để nhận được khoản hỗ trợ giải cứu còn lại 7,2 tỉ euro.

 

Người về hưu chen nhau trước một chi nhánh Ngân hàng Quốc gia ở Athens hôm 1-7 Ảnh: REUTERS

Người về hưu chen nhau trước một chi nhánh Ngân hàng Quốc gia ở Athens hôm 1-7

Ảnh: REUTERS

 

Thông tin này khiến các thị trường chứng khoán ở châu Âu “nhổm dậy”. Thế nhưng, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bác bỏ khả năng tiếp tục thương lượng với Hy Lạp cho đến khi biết được lập trường của người dân Hy Lạp đối với đề xuất của các chủ nợ quốc tế sau cuộc trưng cầu ý dân dự kiến diễn ra hôm 5-7.

“Trước khi cuộc trưng cầu ý dân được tiến hành như hoạch định, chúng tôi sẽ không thương lượng bất cứ điều gì mới mẻ” - hãng tin DPA trích dẫn phát biểu của Thủ tướng Merkel.

Trước đó một ngày, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) xác nhận Hy Lạp không thể trả được số nợ 1,5 tỉ euro. Với diễn biến này, Hy Lạp trở thành quốc gia phát triển đầu tiên không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với IMF và dư luận e ngại điều đó có thể đẩy Athens ra khỏi Eurozone. Tuy nhiên, theo báo Greek Reporter, Hy Lạp vẫn chưa chính thức phá sản bởi đến ngày 6-7 tới, khoản nợ trên mới được xem là quá hạn.

Dù các ngân hàng và thị trường chứng khoán đã bị đóng cửa vào đầu tuần này nhưng những người Hy Lạp lớn tuổi vẫn xếp hàng từ nửa đêm 30-6 để được lĩnh lương hưu sau khi có thông báo 1.000 chi nhánh ngân hàng trên khắp nước này mở cửa phục vụ riêng cho đối tượng hưu trí không có thẻ ATM. Ở TP Patras, 2 người ngất xỉu trong lúc xếp hàng chờ đợi. Người lớn tuổi ở Hy Lạp đã lâm vào cảnh cực kỳ khó khăn khi hàng chục ngàn khoản lương hưu chưa được chi trả tính đến chiều 30-6.

Quốc hội Hy Lạp cũng quyết định đình chỉ mọi phiên họp cho đến sau cuộc trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, trong một động thái gây kinh ngạc, Phó Thủ tướng Hy Lạp Yannis Dragasakis cuối ngày 30-6 bóng gió rằng Athens sẵn sàng đình hoãn cuộc trưng cầu ý dân, đồng thời gọi đó là một quyết định mang tính chính trị.

Phát biểu trên đài truyền hình, ông này nhấn mạnh chính phủ Hy Lạp đã quyết định tổ chức trưng cầu ý dân và cũng có thể đưa ra quyết định khác. Tuy nhiên, kênh Fox News tỏ ra hoài nghi bởi cuộc trưng cầu đã được quốc hội Hy Lạp phê chuẩn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo