xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hy Lạp thông qua “thỏa thuận tệ hại”

Lục San

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble vẫn tin rằng việc Hy Lạp tạm thời rời khỏi Eurozone là giải pháp tốt hơn

Quốc hội Hy Lạp đã thông qua các điều kiện do bộ ba chủ nợ - Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ủy ban châu Âu (EC) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - đưa ra để nhận được gói cứu trợ thứ ba 86 tỉ euro vào rạng sáng 16-7 (giờ địa phương).

Thủ tướng Alexis Tsipras tuyên bố Hy Lạp không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc chấp nhận thắt lưng buộc bụng hơn nữa nếu không muốn rời khu vực đồng euro (Eurozone). Ông thúc giục quốc hội bỏ phiếu thuận dù gọi đó là một thỏa thuận tệ hại.

“Tôi thừa nhận những biện pháp do các chủ nợ đề nghị là khắc nghiệt và không có lợi cho kinh tế Hy Lạp nhưng tôi buộc phải chấp nhận chúng” - Thủ tướng Tsipras bày tỏ trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu.

 

Một người chống đối bị bắt sau vụ xô xát ở thủ đô Athens đêm 15-7Ảnh: REUTERS
Một người chống đối bị bắt sau vụ xô xát ở thủ đô Athens đêm 15-7Ảnh: REUTERS

 

Bản thân ông Tsipras phải trả giá không nhỏ khi nội bộ Đảng Syriza cầm quyền bị chia rẽ mạnh mẽ. Cụ thể, 32 trong số 149 nghị sĩ đảng này bỏ phiếu chống, 6 người bỏ phiếu trắng. Trong số những người không ủng hộ ông Tsipras có 4 thành viên chính phủ (1 người đã từ chức), chủ tịch quốc hội và cựu Bộ trưởng Tài chính Yanis Varoufakis. “Ông Tsipras tiếp tục bị tổn thương. Các chính phủ sụp đổ khi họ đánh mất sự ủng hộ của nhân dân” - báo Efimerida Ton Syntakton bình luận.

Trong lúc quốc hội Hy Lạp tranh luận về thỏa thuận cứu trợ suốt đêm 15-7, trên quảng trường Syntagma ở Athens đã xảy ra xô xát giữa hàng trăm người chống khắc khổ và cảnh sát chống bạo động. Những người phản đối đeo mặt nạ đen tấn công bằng bom xăng và đá, còn cảnh sát đáp trả bằng hơi cay.

Sau cuộc bỏ phiếu của quốc hội Hy Lạp, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nói ông tin rằng việc Athens tạm thời rời khỏi Eurozone vẫn là giải pháp tốt hơn. Ngày 17-7, quốc hội Đức sẽ tranh luận về khoản cho vay thứ ba dành cho Hy Lạp.

Trái lại, Thủ tướng Áo Werner Faymann nhận định quan điểm của ông Schaueble là hoàn toàn sai trái. “Đức đã nhận lãnh vai trò đầu tàu ở châu Âu nhưng trong trường hợp này, đó không phải là vai trò tích cực” - ông Faymann thẳng thắn.

Trong khi đó, theo Reuters, Hội đồng quản trị ECB dự kiến nới lỏng những hạn chế nhằm cho phép các ngân hàng Hy Lạp hoạt động lại sau gần 3 tuần đóng cửa. Còn các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) nhất trí kế hoạch hỗ trợ Hy Lạp 7 tỉ euro để trang trải các nhu cầu nợ trước mắt và tránh tình trạng không trả được nợ cho ECB vào ngày 20-7.

Ngoài ra, người đứng đầu Quỹ Bình ổn châu Âu (ESM), ông Klaus Regling, tiết lộ ESM dự kiến góp 50 tỉ euro trong khoản cứu trợ 86 tỉ euro lần này. Theo báo Greek Reporter, ông Regling cảnh báo hệ thống ngân hàng Hy Lạp sẽ sụp đổ nếu không có được gói cứu trợ thứ ba và điều đó sẽ tác động đến toàn bộ Eurozone.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo