xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hồng Kông: Chính quyền, người biểu tình và sức ép đối thoại

Hoàng Phương

Đụng độ bạo lực tiếp tục xảy ra tại Hồng Kông hôm 18-11 khi cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình chống chính quyền đang tìm cách chạy khỏi Trường ĐH Bách khoa.

Truyền thông địa phương đưa tin ít nhất 40 người đã bị bắt khi rời khuôn viên trường này.

Trước đó, 38 người bị thương trong các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát kéo dài từ đêm 17 đến rạng sáng 18-11. Cảnh sát dọa sử dụng đạn thật nếu người biểu tình tiếp tục tấn công họ bằng bom xăng và tên.

Trong bối cảnh căng thẳng không cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt, đã xuất hiện những lời kêu gọi chính quyền của Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam đưa ra giải pháp chính trị để phá vỡ thế bế tắc hiện nay trước khi nền kinh tế địa phương gánh chịu thêm tổn thất.

Giới chức Mỹ hôm 17-11 kêu gọi các bên liên quan kiềm chế bạo lực và tiến hành đối thoại mang tính xây dựng.

Hồng Kông: Chính quyền, người biểu tình và sức ép đối thoại - Ảnh 1.

Cảnh sát bắt giữ người biểu tình tại Hồng Kông hôm 18-11. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, tại một diễn đàn ở Hồng Kông vào cuối tuần rồi, các chuyên gia quốc tế đã kêu gọi chính quyền địa phương nên tiến hành đối thoại với người biểu tình mà không kèm điều kiện tiên quyết trong nỗ lực tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có. Theo họ, những cử chỉ thiện chí, như đáp ứng 5 yêu cầu của người biểu tình, có thể mở cánh cửa dẫn đến đối thoại.

Theo tờ South China Morning Post, 5 yêu cầu này là rút dự luật dẫn độ gây tranh cãi, tiến hành điều tra độc lập các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát, không gọi các cuộc đụng độ hôm 12-6 là "bạo động", ân xá toàn bộ người biểu tình bị bắt giữ, bầu cử trực tiếp Hội đồng Lập pháp và Đặc khu trưởng. Chỉ mới có yêu cầu đầu tiên được đáp ứng kể từ khi biểu tình nổ ra vào tháng 6. 

"Nếu chính quyền có thể đáp ứng thêm bất kỳ yêu cầu nào, điều này sẽ được xem là cử chỉ thiện chí… và mở đường cho đối thoại" - ông Hannes Siebert, một cố vấn cấp cao của Liên Hiệp Quốc, nói tại diễn đàn.

Vào tháng 9, bà Carrie Lam đã có cuộc đối thoại đầu tiên với người dân nhưng hoạt động này bị đình trệ sau khi luật cấm đeo khẩu trang được thực thi. Tổng Thư ký Hồng Kông Matthew Cheung gần đây cho biết chính quyền hy vọng tổ chức cuộc đối thoại cộng đồng lần thứ hai sau cuộc bầu cử hội đồng quận dự kiến diễn ra trong tháng này.

Dù vậy, khả năng hai bên ngồi vào bàn đối thoại bị đặt dấu hỏi sau khi bà Lam hồi tuần rồi tuyên bố chính quyền bà sẽ không nhượng bộ trước sức ép của bạo lực leo thang và đáp ứng cái gọi là những yêu cầu chính trị của người biểu tình. Trong khi đó, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc hôm 18-11 khẳng định không có chỗ cho thỏa hiệp đối với những vấn đề liên quan đến tương lai và chủ quyền của Hồng Kông. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo