18/11/2022 16:03

Hội nghị APEC gián đoạn vì Triều Tiên phóng tên lửa

(NLĐO) - Một số nhà lãnh đạo nền kinh tế thành viên đang tham dự hội nghị APEC ở Thái Lan đã rời cuộc họp hôm 18-11 để lên án Triều Tiên sau khi nước này phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris triệu tập cuộc họp khẩn cấp gồm các nhà lãnh đạo từ Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và New Zealand bên lề hội nghị APEC.

Phát biểu tại cuộc họp, bà Harris cho hay: "Chúng tôi lên án mạnh mẽ những hành động này và một lần nữa kêu gọi Triều Tiên ngừng các hành động bất hợp pháp, gây bất ổn hơn nữa. Thay mặt Mỹ, tôi tái khẳng định cam kết bền vững của chúng tôi đối với các liên minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Các nền kinh tế thành viên có mặt tại đây cùng nhau tiếp tục thúc giục Triều Tiên cam kết thực hiện chính sách ngoại giao nghiêm túc và bền vững".

Hội nghị APEC gián đoạn vì Triều Tiên phóng tên lửa - Ảnh 1.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris triệu tập cuộc họp khẩn cấp bên lề hội nghị  APEC. Ảnh: Reuters

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nhấn mạnh động thái mới của Triều Tiên vi phạm trắng trợn nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Điều đó gây mất ổn định an ninh trong khu vực và làm gia tăng căng thẳng một cách không cần thiết.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, người đang ở Bangkok dự hội nghị APEC, nói với các phóng viên rằng Triều Tiên đã lặp đi lặp lại các hành động khiêu khích với tần suất chưa từng thấy.

Trước đó, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa xuống gần vùng biển Nhật Bản hôm 18-11 trong vụ thử vũ khí lớn thứ hai trong tháng này, động thái cho thấy khả năng tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân lên toàn bộ lục địa Mỹ.

Theo ước tính của Hàn Quốc và Nhật Bản, tên lửa của Triều Tiên đã bay khoảng 6.000-6.100 km ở độ cao tối đa 1.000 km. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada cho rằng loại vũ khí này có tầm bắn vượt quá 15.000 km trong trường hợp đó nó có thể bao phủ toàn bộ lục địa Mỹ.

Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) gọi vụ phóng là hành động khiêu khích nghiêm trọng và là mối đe dọa nhằm phá hoại hòa bình và an ninh quốc tế và khu vực. JCS cho biết Hàn Quốc duy trì trạng thái sẵn sàng phản ứng áp đảo đối với bất kỳ hành động khiêu khích nào của Triều Tiên trong bối cảnh phối hợp chặt chẽ với Mỹ.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết nước này và Mỹ đã tổ chức các cuộc tập trận không quân chung vào ngày 18-11 để đáp trả vụ phóng ICBM của Triều Tiên.

Trước đó, quân đội Hàn Quốc sáng 17-11 phát hiện Bình Nhưỡng đã phóng một tên lửa đạn đạo ra biển ngay sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui cảnh báo rằng Triều Tiên sẽ có hành động quân sự "dữ dội hơn" nếu Mỹ tăng cường năng lực răn đe cho Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong những tháng gần đây, Triều Tiên đã thực hiện hàng chục vụ thử tên lửa tầm ngắn mà nước này cho là mô phỏng các cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào các mục tiêu của Hàn Quốc và Mỹ.


Xuân Mai

Tin liên quan

Viết bình luận

Ông Trump gặp bất lợi lớn trước phiên toà dân sự
53 phút trước 548 1k
(NLĐO) - Một thẩm phán liên bang đã bác bỏ nỗ lực giữ lại bằng chứng của cựu Tổng thống Donald Trump trước phiên toà dân sự dự kiến diễn ra vào tháng tới.
Điều đặc biệt trong hành trình tới Ukraine của thủ tướng Nhật Bản
4 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đến Kiev hôm 21-3 để hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong chuyến đi được giữ bí mật đến phút cuối.
Ông Donald Trump có khả năng bị còng tay bắt đi không?
5 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Chính sách lâu đời của Bộ Tư pháp Mỹ cấm truy tố cấp liên bang đối với tổng thống đương nhiệm, song ông Donald Trump đã mãn nhiệm 2 năm nên không còn được hưởng lá chắn pháp lý này.
Tổng thống Joe Biden lần đầu tiên dùng quyền phủ quyết
6 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Tổng thống Mỹ Joe Biden đã sử dụng quyền phủ quyết đầu tiên vào ngày 20-3.
Siêu xe chở ông Tập Cận Bình ở Moscow có gì đặc biệt?

Siêu xe chở ông Tập Cận Bình ở Moscow có gì đặc biệt?

(NLĐO) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Moscow vào ngày 20-3, bắt đầu chuyến thăm Nga thứ 9 trong vòng 10 năm trở lại đây.