xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hồi chuông cảnh tỉnh ở châu Phi

Netsanet Belay, Giám đốc vận động và nghiên cứu châu Phi của Tổ chức Ân xá quốc tế

Một loạt biến cố chính trị đã làm rúng động châu Phi thời gian qua.

Tại Nam Phi, Tổng thống Jacob Zuma hôm 14-2 buộc phải ra đi, khép lại một nhiệm kỳ bị phủ bóng bởi những cáo buộc tham nhũng. Một ngày sau đó, Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn tuyên bố từ chức trước làn sóng biểu tình ngày một mạnh mẽ của công chúng. Còn tại Zimbabwe, thủ lĩnh đối lập Morgan Tsvangirai qua đời hôm 14-2 sau khi dành phần lớn sự nghiệp chính trị thách thức những vi phạm nhân quyền thời cựu Tổng thống Robert Mugabe.

Năm ngoái, châu lục này chia tay 3 nhà lãnh đạo nắm quyền lâu năm nhất: Yahya Jammeh của Gambia (22 năm), José Eduardo dos Santos của Angola (38 năm) và Mugabe (37 năm).

Với nhiều người, những diễn biến trên là khó tin nhưng rốt cuộc vẫn xảy ra. Sự trỗi dậy của những phong trào phản đối đàn áp, đòi hỏi sự tôn trọng nhân quyền cho thấy nền chính trị sợ hãi rốt cuộc có thể đang dần tàn lụi.

Hồi chuông cảnh tỉnh ở châu Phi - Ảnh 1.

Ông Hailemariam Desalegn buộc phải từ chức Thủ tướng Ethiopia giữa lúc làn sóng biểu tình chống đối leo thang Ảnh: REUTERS

Kể từ năm 2016, lục địa này chứng kiến làn sóng phản đối của người dân, thường được phát động và tổ chức thông qua mạng xã hội. Đáng chú ý là sự tham gia của giới trẻ đang chịu 3 gánh nặng cùng lúc - thất nghiệp, nghèo đói và bất bình đẳng. Xu hướng này tiếp diễn trong năm 2017. Tại nhiều địa phương, đám đông người biểu tình đổ ra đường bất chấp những lời đe dọa, lệnh cấm và hành động trấn áp của chính quyền.

Làn sóng biểu tình nổ ra vì những lý do khác nhau nhưng có điểm chung là đòi hỏi về quyền lợi cơ bản, phẩm giá, sự thay đổi và tự do. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, người dân xuống đường vì sự trì hoãn công bố lịch bầu cử, trong lúc tại Togo là tình trạng tăng giá dầu và Kenya là sự bất bình về tiến trình bầu cử. Những gì xảy ra là hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi chính phủ ở châu Phi rằng giải pháp cho hòa bình, sự ổn định lâu dài là tăng cường bảo đảm tự do và tôn trọng nhân quyền.

Vẫn còn quá sớm để biết được liệu những thay đổi chính trị có ý nghĩa ra sao đối với người dân châu Phi, nhất là người nghèo, trẻ, bị gạt ra rìa và đàn áp. Dù vậy, điều dễ thấy là họ không muốn đợi quá lâu để tìm ra câu trả lời.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo