xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàn Quốc bức xúc về nạn "gapjil"

Cao Lực

Bị bắt quỳ gối và đánh mắng vì quên mua gừng. Bị đá và tát vì đi làm trễ. Bị dìm nước vì lái xe quá chậm. Bị đánh vào trán bằng cây lau nhà vì… chẳng có lý do gì cả.

Đây là một số cáo buộc bạo hành nhân viên về thể xác và bằng ngôn từ đối với bà Lee Myung-hee, vợ của ông Cho Yang-ho, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air.

Những cáo buộc nói trên, diễn ra trong giai đoạn 2013-2017, được trình bày chi tiết trong bản cáo trạng hình sự chống lại bà Lee do một nhà lập pháp Hàn Quốc công bố tháng này. Bà Lee phủ nhận mọi cáo buộc và không bình luận về vụ việc.

Theo đài CNN, bà Lee là thành viên thứ ba của "triều đại" Korean Air bị cáo buộc bạo hành nhân viên. Cách đây không lâu, vào tháng 4-2018, con gái út của bà Lee, cô Cho Hyun-min, khiến truyền thông dậy sóng vì nghi vấn tạt nước vào mặt giám đốc bộ phận quảng cáo trong lúc họp.

Hàn Quốc bức xúc về nạn gapjil - Ảnh 1.

Phi công, tiếp viên hàng không cùng các nhà hoạt động đeo mặt nạ biểu tình phản đối gia đình CEO Korean Air tại thủ đô Seoul vào tháng 5-2018 Ảnh: REUTERS

Trước đó, vào năm 2014, chị gái của Cho Hyun-min là Cho Hyun-ah làm báo chí trong và ngoài Hàn Quốc tốn không ít giấy mực vì hành hung 2 tiếp viên của Korean Air trong lúc máy bay chuẩn bị cất cánh chỉ vì họ phục vụ bà hạt mắc-ca để trong túi chứ không đổ ra dĩa. Sau vụ việc, Park Chang-jin, một trong 2 nạn nhân, đã mạnh dạn nói lên điều mà ông mô tả là "văn hóa bạo hành" và "văn hóa sợ hãi" bên trong Korean Air. Theo ông Park, Korean Air còn phát hành một tài liệu dài 70 trang hướng dẫn cách... phục vụ nhà họ Cho. "Khi huấn luyện, họ bảo chúng tôi nếu bị đánh, phải làm như không có gì xảy ra" - ông Park kể.

Kinh tế Hàn Quốc bị chi phối bởi các tập đoàn do gia đình điều hành, gọi là chaebol. Một số nhà sáng lập điều hành tập đoàn của họ như một tổ chức tư nhân và những vụ bạo hành nhân viên như trên không phải là cá biệt, theo chuyên gia kinh tế và lao động Kim Eun-jung.

Tháng 10 năm ngoái, đoạn clip ghi lại cảnh CEO của Tập đoàn công nghệ Korea Future Technology, ông Yang Jin-ho, tát lấy tát để vào mặt một nhân viên trong lúc những người còn lại làm việc như không có gì xảy ra khiến người xem bị sốc. Đến tháng 12 cùng năm, một clip khác chiếu cảnh CEO của Tập đoàn Marker Song Myung-bin đấm liên tục vào mặt cấp dưới. Theo CNN, ông Yang đã bị truy tố trong khi ông Song mới bị buộc tội. Cả hai đều đã xin lỗi nhưng thường thì các CEO xứ Hàn không đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật.

Những vụ bê bối nêu trên đã gây ra một cuộc tranh cãi trên khắp Hàn Quốc về thực trạng "gapjil" - người nắm quyền "đè đầu cưỡi cổ" cấp dưới - ở những gia đình thống trị chính trường và thương trường Hàn Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhiều lần cam kết loại bỏ hoàn toàn gapjil cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống chaebol. Để làm được điều này, theo chuyên gia Kim Eun-jung, cần phải cải cách luật để trao thêm quyền lực cho các cổ đông nhỏ và thành lập các ban điều hành độc lập.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo