xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải quyết tranh chấp bằng luật pháp

Hoàng Phương

Philippines ủng hộ Nhật Bản mở rộng vai trò của quân đội để bảo vệ đồng minh l ASEAN cùng Trung Quốc bàn về DOC và COC

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 24-6 cam kết tăng cường quan hệ để bảo đảm an ninh hàng hải trước sự hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông.

Tại cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm ở thủ đô Tokyo, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh đến việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng luật pháp trong bối cảnh cả Nhật và Philippines đều có tranh cãi về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.

Cả hai ông phản đối bất kỳ động thái dùng vũ lực nào để thay đổi hiện trạng tại những vùng biển có tranh chấp. Dù không nêu đích danh Trung Quốc nhưng ông Abe và Aquino đều bày tỏ lo ngại về môi trường an ninh châu Á đang xấu đi trước sự trỗi dậy của Bắc Kinh.

Ông Abe nói với các phóng viên: “Đối mặt với tình hình nghiêm trọng hiện nay ở khu vực, cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ. Tôi đã tái xác nhận với Tổng thống Aquino về tầm quan trọng của luật pháp”. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Philippines cho biết chuyến thăm Nhật Bản lần này của ông tập trung vào thách thức bảo vệ an ninh của khu vực bằng cách thúc đẩy dùng luật pháp.

 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) và Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại cuộc họp báo chung hôm 24-6. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) và Tổng thống Philippines Benigno Aquino

tại cuộc họp báo chung hôm 24-6. Ảnh: Reuters

 

Ngoài ra, theo hãng tin AP, Tổng thống Aquino còn ủng hộ nỗ lực mở rộng vai trò của quân đội mà Thủ tướng Abe đang thúc đẩy. Theo ông Aquino, ý định điều chỉnh Hiến pháp để cho phép quân đội Nhật bảo vệ đồng minh trong trường hợp bị tấn công sẽ mang lại lợi ích cho khu vực. Ông Aquino tuyên bố: “Chúng tôi tin rằng nhiều nước sẽ hưởng lợi nếu chính phủ Nhật Bản được phép hỗ trợ họ khi cần, nhất là trong phòng vệ tập thể”.

Mỹ và một số nước Đông Nam Á khác cũng hoan nghênh sự thay đổi mà ông Abe đang tìm kiếm này. Trong chuyến thăm Manila vào năm ngoái, ông Abe đã cam kết giúp Philippines tăng cường khả năng phòng thủ hàng hải, trong đó có lời hứa cung cấp 10 tàu tuần tra.

Cùng ngày, các quan chức ASEAN và Trung Quốc tiến hành cuộc họp kéo dài 2 ngày tại Bali - Indonesia để bàn về việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

 

Trung Quốc “đe dọa quân sự” Hàn Quốc

Kết quả một cuộc thăm dò được Viện Nghiên cứu chính sách châu Á, trụ sở ở Seoul, công bố hôm 24-6 cho thấy 66,4% trong số 1.000 người trưởng thành Hàn Quốc xem Trung Quốc là “mối đe dọa quân sự” đối với nước mình. Trong số này, 45% cho rằng những tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng là lý do chính khiến họ có nhận định như thế. 24% người nói nguyên nhân là căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington.

Cuộc thăm dò trên được tiến hành từ ngày 7 đến 9-5. Trong cuộc thăm dò tương tự cách đây 2 năm, tỉ lệ người Hàn Quốc xem Trung Quốc là mối đe dọa quân sự đạt mức 73,2%.

 

"EU cần lên tiếng mạnh mẽ về biển Đông"

Xung quanh vấn đề Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển Việt Nam, hãng truyền hình uy tín của Đức Deutsche Welle có cuộc phỏng vấn bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam, nguyên đại sứ Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU).

“Các siêu cường, bao gồm EU, nên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp để bảo vệ hòa bình và an ninh ở các khu vực khác trên thế giới. Mỹ đã chỉ trích hành động khiêu khích của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Dựa trên mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, EU cần lên tiếng mạnh mẽ và rõ ràng hơn” - bà Ninh nhấn mạnh và cho rằng phạm vi ảnh hưởng của vấn đề là toàn khu vực và trong chừng mực nào đó, toàn cầu.

Gọi động thái hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là “dự án thử nghiệm” khởi đầu cho tham vọng của Trung Quốc, bà Tôn Nữ Thị Ninh kêu gọi “các ngoại trưởng EU đưa vấn đề biển Đông ra Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và các diễn đàn khác như UNCLOS”.

Cũng trả lời phỏng vấn đài Deutsche Welle hôm 23-6, TS Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, cho rằng bằng việc triển khai thêm 4 giàn khoan ngoài Hải Dương 981, Trung Quốc đang thiết lập một tiền lệ hòng khẳng định cái gọi là “quyền lịch sử” bên trong “đường chín đoạn” sai trái.

Vị chuyên gia chỉ rõ “đường chín đoạn” bị phần lớn các chuyên gia pháp lý quốc tế đánh giá là không tuân thủ bất cứ quy định nào trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). ““Lãnh thổ” phải là đất đai và trong trường hợp này là các hòn đảo, rạn đá ngầm trên biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đang có tham vọng biến các giàn khoan thành những “lãnh thổ di động” nhằm tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán của họ trong các vùng biển tranh chấp” - ông Storey nói, đồng thời cho rằng lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam là khởi kiện việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS).

Thu Hằng

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo