xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gặp gỡ Stephen Hawking - người kể chuyện thời gian

Phạm Văn Thiều (Biên dịch theo Science et Vie)

Stephen Hawking đã không thắng được bệnh tật, nhưng nó cũng không quật ngã được ông. Chàng sinh viên trẻ chán chường bỗng phát hiện ra rằng cuộc sống thật đáng sống.

Nhân dịp phát hành phiên bản đơn giản hóa của cuốn Lược sử thời gian với tựa đề Một lược sử ngắn hơn của thời gian (được dịch ra 33 thứ tiếng, NXB Trẻ cũng sắp phát hành), tác giả - nhà vật lý thiên văn nổi tiếng nhất hành tinh Stephen Hawking,- đã đồng ý tiếp một đoàn phóng viên của tạp chí phổ biến khoa học Science et Vie (Pháp) tại Cambridge. Dưới đây là bài viết về cuộc gặp gỡ đó và bài phỏng vấn

Nếu sự nổi tiếng được đánh giá theo thước đo là tần suất xuất hiện trên Internet thì Stephen Hawking có thứ hạng rất cao. Chỉ cần bạn gõ “Stephen Hawking” vào Google ngay lập tức bạn sẽ nhận được 1.670.000 mục, cao hơn cả Zinedine Zidane (1.010.000) hay Lady Di (540.000). Chúng tôi đã may mắn có một cơ hội gặp gỡ nhà vật lý thiên văn nổi tiếng nhất thế giới hiện nay. Chuyện này xảy ra vào tháng 8 năm ngoái.

Cuộc gặp gỡ được Judith Croasdell, trợ lý của Stephen Hawking từ 2 năm nay, ấn định vào hồi 15 giờ 30, giờ địa phương. Đó là một người đàn bà cứng rắn, khoảng ngoài 50 tuổi, với giọng nói đầy quyền uy nhưng vẫn để lộ một trái tim nhân hậu. Ngay lập tức bà đã đe trước: “Stephen chỉ cho phỏng vấn một cách nhỏ giọt. Hiện tại ông cực kỳ bận và có rất ít thời gian, nên chỉ có thể dành cho các vị trong vòng 1 giờ thôi”.

Một con người phi thường

Vài ngày trước đó, ở Paris chúng tôi đã gặp Christophe Galfard, một trong 6 nghiên cứu sinh của Hawking, anh đã 5 năm nghiên cứu về lỗ đen ở Cambridge. Anh khuyên chúng tôi: Nên chuẩn bị các câu hỏi khác mà ông chỉ cần trả lời có hoặc không.

Từ những điều chúng tôi biết về ông, thì có nghĩa là chúng tôi sắp sửa được gặp một con người cực kỳ phi thường. Một con người kiên cường dường như không biết sợ một cái gì hết. Trước hết là không sợ sống. Và với cái chết có lẽ ông còn ít sợ hơn. Khi các bác sĩ chẩn đoán ông bị bệnh tê liệt thần kinh, họ cho rằng ông may lắm chỉ sống được vài ba năm nữa. Đó là vào năm 1963. Khi đó ông mới 21 tuổi, và mặc dù ông khoe rằng chỉ làm việc 1 giờ mỗi ngày, nhưng thành tích học tập của ông đặc biệt xuất sắc về khoa học tự nhiên tại Đại học Oxford, nơi cha ông cũng đã từng theo học về sinh học và y học. Vào năm 1993, trong cuốn Lỗ đen và các vũ trụ sơ sinh ông có kể rằng ngay từ lúc 13 tuổi, ông đã biết mình sẽ làm gì: “Vật lý và thiên văn sẽ mang lại hy vọng hiểu được chúng ta tới từ đâu và tại sao chúng ta lại có mặt trên đời này. Tôi muốn thăm dò vào chiều sâu của vũ trụ”.

Stephen Hawking đã không thắng được bệnh tật, nhưng nó cũng không quật ngã được ông. Chàng sinh viên trẻ chán chường bỗng phát hiện ra rằng cuộc sống thật đáng sống. Ngày hôm nay, ông đã 65 tuổi, có 3 con (Robert, Lucy và Tim) và một cháu gái. Hawking đã li dị với Jane và cưới người vợ thứ hai là Elaine Mason, một trong số y tá của ông. Ông đã từng là khách của nhiều nhân vật vĩ đại trên thế giới. Căn bệnh đã cầm tù ông trong sự bất động và câm lặng. Ông đã cứu thoát mình bằng cách chạy trốn vào ước mơ tuổi thơ của mình. Trong cuốn vũ trụ trong vỏ hạt dẻ xuất bản năm 2001, ông đã mượn lời tuyên bố của Hămlet – vị vua trẻ bất bình vì sự tầm thường của thế giới quanh mình: “Dù có bị giam hãm trong vỏ hạt dẻ, ta vẫn tự coi mình là chúa tể của không gian vô tận”. Từ hành trình nhằm phát hiện bản chất đích thực của vũ trụ, Hawking đã tìm ra những viên ngọc quý. Ví dụ, theo thuyết tương đối rộng của Einstein thì bắt buộc phải có những điểm kỳ dị, tức là các lỗ đen, tại đó lực hấp dẫn làm biến dạng không-thời gian mạnh tới mức chúng trở nên không xác định (1970). Hoặc các lỗ đen không hoàn toàn là đen, chúng vẫn phát ra các bức xạ rất yếu gọi là bức xạ Hawking (1974). Cũng như trong cuộc chiến cam go với bệnh tật, ông đã tìm ra sức mạnh khác thường để tiếp tục sống và suy luận.

Một mô hình vũ trụ đã chạm tới thi ca

Sinh ngày 8 tháng giêng, chính xác ba thế kỷ sau ngày mất của Galileo, ông đã được phong giáo sư Luca về toán của Đại học Cambridge vào năm 1970 (chức này do mục sư Henry Lucas của trường đại học này lập ra vào năm 1663), một chức vụ rất có uy tín mà Newton đã giữ đúng... 3 thế kỷ trước.

Cũng như nhiều nhà vật lý khác, Hawking cũng tìm kiếm một lý thuyết của vạn vật có thể thống nhất lý thuyết hấp dẫn của Einstein với vật lý lượng tử. Nhưng điều mà ông thích nhất, đó là chứng minh vũ trụ xuất hiện từ hư vô, một cách tự phát, không có sự can thiệp của một đấng “sáng thế” nào, thậm chí không cần một điều kiện ban đầu đặc thù nào. Theo Galfard, nghiên cứu sinh người Pháp của ông: “Người ta có thói quen xem rằng Thượng đế đã tước đi câu hỏi “tại sao”, nhưng Stephen muốn trả lời câu hỏi đó. Cách tiếp cận vật lý của ông là triết học”. Ý định thôi thúc ông vươn tới đó nhất, đó là mô hình vũ trụ “không có biên”, được ông xây dựng vào những năm 1980, một mô hình đã chạm vào thơ ca. Những người hâm mộ cuồng nhiệt của ông không ngần ngại so sánh ông với Einstein.

Và cuộc gặp gỡ

Cuối cùng rồi chúng tôi cũng được phép vào trong phòng của ông. Ngoài chiếc máy lọc không khí lạ mắt ra, căn phòng rộng và sáng cũng chẳng khác mấy phòng làm việc của các nhà khoa học khác. Trên tường treo một tấm bảng đen viết đầy các phương trình. Trên giá sách đặt ảnh các con, cuốn Các nguyên lý của Newton, các tác phẩm của Carl Sagan, và các bản dịch ra những thứ tiếng khác nhau của cuốn Lược sử thời gian và những cuốn sách vật lý. Trên tường còn treo các bức chân dung của Einstein, Newton, chân dung của các đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Simpson và Steven Spielberg, và đặc biệt còn có một bức ảnh lớn của nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng Marilyn Monroe. Stephen mặc quần đen, đi giày đen, áo vest màu ghi, sơ mi kẻ carô ngồi bất động trong chiếc xe đẩy công nghệ cao, đầu ngoẹo về một bên và nhìn chúng tôi bằng đôi mắt xanh đậm dường như trong suốt.

“Hello”, đáp lại ngay lời chào của chúng tôi là một giọng kim phát ra từ chiếc máy tổng hợp tiếng nói. Judith mời chúng tôi ngồi xuống cạnh Stephen và bắt đầu cuộc phỏng vấn. “Các độc giả chúng tôi thường đặt 2 câu hỏi: Cái gì ở bên ngoài vũ trụ và cái gì có trước Big Bang? Và chúng tôi luôn luôn cho cùng một câu trả lời là không có gì hết. Điều đó đã làm cho họ hết sức thất vọng. Ông có câu trả lời nào hay hơn cho họ không?”. Trên gương mặt Stephen bỗng nở một nụ cười rất lạ. Hay đúng hơn là sự động đậy nhẹ của môi trên, một trong những động tác hiếm hoi mà cơ thể ông còn muốn tuân theo. Liệu câu hỏi này khiến cho ông vui hay ông thấy buồn cười? Chắc chắn là ông đã suy nghĩ nung nấu về nó và biết rằng hiện chưa thể có câu trả lời thỏa đáng. Nhưng ông sẽ trả lời nó bằng giá của những nỗ lực phi thường. Với một sự kiên nhẫn vô hạn, trong sự tĩnh lặng và lạnh lẽo của căn phòng, ông nhìn đăm đăm vào một chữ cái trên màn hình rồi chớp mắt. Bip. Máy thu định hướng vào đôi kính của ông và hiểu rằng ông muốn nói về chữ cái i. Bip... bip... Trên màn hình lúc đó xuất hiện một loạt từ bắt đầu từ chữ i. Lại một cái chớp mắt để chọn dòng có từ đúng. Và chữ In xuất hiện trên màn hình. Nhiều phút trôi qua, chỉ nghe thấy tiếng bip bip đều đều. Ngồi đây mà cứ tưởng như trong mơ. Tất cả chúng tôi đều ngồi bất động, căng người trong những nỗ lực chẳng kém gì ông và nhìn chằm chằm vào ông: da mặt ông mịn và trơn lạ lùng, cái lỗ ở cổ họng, dấu tích của ca mổ mở khí quản vào năm 1985 đã khiến cho ông mất tiếng nói. Judith nghiêng người phía sau ông ghi lại mỗi một từ mà sau đó bà đánh máy lại gửi cho chúng tôi. Thi thoảng cô y tá lại vào lau miệng và dựng đầu Stephen dậy. Thời gian tưởng như ngừng trôi. Và cuối cùng câu trả lời đã xuất hiện sau nửa giờ, khi bất chợt mắt ông nhìn thẳng vào chúng tôi và một giọng kim phá tan sự im lặng: “Trong một số lý thuyết hiện đại, vũ trụ ở trên một mặt trong một không gian có số chiều nhiều hơn. Tôi tin rằng câu hỏi cái gì xảy ra trước Big Bang cũng chẳng khác gì hỏi cái gì xảy ra phía Bắc của Cực Bắc. Chỉ bởi lẽ là nó không xác định”. Chỉ có vậy thôi ư? Tất cả chúng tôi định nói. Câu trả lời dường như quá ngắn ngủi. Cũng có thể là do chúng tôi kỳ vọng quá nhiều. Stephen Hawking không phải là nhà tiên tri. Và cuộc phỏng vấn cứ tiếp tục theo cách như vậy trong suốt 3 giờ...

S. Hawking: Tôi muốn viết lại lịch sử của vũ trụ

. Phóng viên: Ông đã viết cuốn Lược sử thời gian và bây giờ là cuốn Một lược sử ngắn hơn của thời gian, liệu nó đã là chấm hết hay chưa? Còn có thể nói gì về vũ trụ nữa?

- Stephen Hawking: Tựa đề này lấy cho vui thôi. Điều mà tôi muốn làm là viết lại lịch sử của vũ trụ một cách rõ ràng hơn và đơn giản hơn.

. Trong cuốn sách của ông nhiều lần có nhắc tới Thượng đế, thế ý chính xác của ông về Thượng đế là gì?

- Tôi dùng từ Thượng đế theo ý nghĩa không có thân vị (impersonnel), như Einstein dùng để chỉ các quy luật của tự nhiên.

. Ông có nghĩ rằng mô hình vũ trụ “không có biên” của ông, trong đó không có một điều kiện ban đầu nào chi phối lịch sử vũ trụ, luôn là phương tiện tốt nhất để loại bỏ câu hỏi về sự bắt đầu, thậm chí cả về sự cần thiết phải có một “đấng sáng thế”?

- Tại thời điểm Big Bang, vũ trụ rất nhỏ, rất nóng và rất đặc. Rất khó hình dung phải áp dụng những điều kiện ban đầu nào cho tình huống đó. Phương tiện tiếp cận bài toán này là chuyển sang thời gian ảo, đó không gì khác là một loại chiều không gian và xét vũ trụ không có giới hạn. Điều đó giúp ta tránh được sự cần thiết phải viện đến các điều kiện ban đầu. Sau đó, khi quay lại thời gian thông thường, ta sẽ quan sát được một vũ trụ được tạo ra một cách tự phát từ hư vô.

. Nếu sự sống tồn tại cả ở bên ngoài Trái đất, thì theo ông, nó sẽ có hình thái giống như chúng ta đã biết hay là khác?

- Nếu có sự sống có trí tuệ khác, thì nó sẽ phải ở rất xa chúng ta. Nếu không họ đã đến thăm Trái đất chúng ta. Và tôi cho rằng nếu họ đã tới thăm thì chúng ta đã biết rồi. Điều đó sẽ giống như trong phim Ngày độc lập hay Chiến tranh giữa các vì sao.

. Trong số tất cả các nhà khoa học, ai là người đã mang đến cho ông nhiều cảm hứng nhất và tại sao?

- Galileo và Einstein. Galileo là nhà khoa học hiện đại đầu tiên đã nhận thấy tầm quan trọng của quan sát; và Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất, nhưng có một điều chắc chắn là dẫu vậy ông cũng có những “điểm mù”, như cơ học lượng tử và sự co lại do hấp dẫn.

. Nếu được gặp Galileo và Einstein thì ông sẽ nói gì?

- Galileo chắc sẽ muốn biết tất cả về khoa học hiện đại và tôi tin rằng ông sẽ hiểu rất nhanh. Còn với Einstein, thì tôi sẽ nói rằng ông đã sai lầm về các lỗ đen.

. Dự định hiện nay của ông?

- Tôi đang làm việc về các lỗ đen (Stephen hiện đang làm việc với nghiên cứu sinh người Pháp Galfard về các phương tiện toán học để chứng minh rằng thông tin rơi vào trong lỗ đen sẽ không bị mất).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo