xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Facebook giữa tâm bão (*): Thung lũng Silicon "ngồi trên đống lửa"

ĐỖ QUYÊN

Trong nội bộ Google, mọi người đều ngầm hiểu công ty rõ ràng sẽ là mục tiêu tiếp theo của Washington

Hai trang ghi chú trong tập tài liệu trước mặt Mark Zuckerberg trong các cuộc điều trần trước quốc hội Mỹ hồi tuần rồi có bóng dáng một thông điệp mà ông chủ Facebook hiếm có cơ hội để chuyển tải: Chúng tôi không phải là những kẻ duy nhất.

Lánh nạn

Theo The New York Times, ông chủ Facebook muốn thể hiện rằng công ty của mình chỉ nắm giữ một "lát cắt" của thị trường quảng cáo trị giá 650 tỉ USD với vô vàn đối thủ cạnh tranh. Google chẳng hạn, cũng thu thập thông tin người dùng và đang kiếm tiền từ quảng cáo trực tuyến gấp đôi quy mô của Facebook.

Facebook giữa tâm bão (*): Thung lũng Silicon ngồi trên đống lửa - Ảnh 1.

Năm ngoái, các luật sư của Facebook, Twitter và Google trình diện tại quốc hội Mỹ để trả lời câu hỏi về nghi án can thiệp của nước ngoài trong bầu cử 2016. Nhưng trong bê bối dữ liệu mới nhất, chỉ có Mark Zuckerberg của Facebook điều trần Ảnh: AP

Thế nhưng, trong khi Facebook chịu trận thì các ông chủ của những công ty công nghệ khác đang cho thấy rằng dù ở một nơi thèm khát sự nổi trội như Thung lũng Silicon, các nhà quản lý tỉ phú và những đế chế cồng kềnh của họ hoàn toàn có thể tránh được sự chú ý.

Điều gì khiến người đứng đầu của Facebook tách biệt với phần còn lại của Thung lũng Silicon? Thông tin cá nhân của 87 triệu người dùng mạng xã hội gần 2,2 tỉ thành viên này rơi vào tay công ty nghiên cứu dữ liệu Cambridge Analytica của Anh vốn có liên hệ với chiến dịch tranh cử năm 2016 của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Google và các đại gia công nghệ đình đám khác - theo những gì chúng ta được biết cho tới nay, chưa bao giờ mắc phải sai lầm chấn động như vậy.

Ông Zuckerberg là vị CEO duy nhất phải "xông pha" qua 2 ngày điều trần trong tuần rồi. Lẽ ra CEO Google Sundar Pichai và CEO Twitter Jack Dorsey cũng được Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ yêu cầu tới cuộc điều trần CEO Facebook. Tuy nhiên, khi cuộc điều trần này được kết hợp với một ủy ban khác của Thượng viện là Ủy ban Thương mại, mà ủy ban này không yêu cầu phía Google hay Twitter tham gia, nên hai ông Pichai và Dorsey "thoát nạn".

Theo tiết lộ của giới chức Google và Twitter cùng các nguồn tin từ quốc hội Mỹ, trước cuộc điều trần, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Charles Grassley đã gửi thư bao gồm 14 câu hỏi cho các CEO của Google và Twitter. Trong thư gửi cho ông Pichai, Thượng nghị sĩ Grassley tỏ ý ông muốn hiểu Google quản lý và giám sát sự riêng tư của người dùng ra sao đối với lượng lữ diệu đáng kể mà công ty này thu thập. Cả hai gã khổng lồ công nghệ được gia hạn tới ngày 25-4 để đưa ra câu trả lời.

Theo CEO Tập đoàn thương mại Digital Content Next, ông Jason Kint, ngoài Facebook, không công ty nào có thể gây chú ý hơn Google. Cũng giống như Facebook, Google thu thập lượng dữ liệu khổng lồ của người dùng trên rất nhiều sản phẩm của mình nhằm mục tiêu quảng cáo. Facebook có hơn 2 tỉ người dùng nhưng Google có tới 7 sản phẩm, trong đó riêng YouTube, Gmail và phần mềm Android, mỗi sản phẩm có hơn 1 tỉ người dùng.

Cùng một giuộc

Trong phiên điều trần ngày 11-4, khi nghị sĩ Cộng hòa John Shimkus từ bang Illinois chất vấn về việc theo dõi những người dùng đã thoát ra ngoài hệ thống, ông Zuckerberg nhanh chóng "chia lửa" sang Google, nói rằng hãng này và phần còn lại của nền công nghiệp đều sử dụng những chiến thuật tương tự. Đó cũng là một trong những lần ít ỏi hoạt động thu thập dữ liệu của Google được đề cập tới trong 2 ngày điều trần. Cha đẻ của Facebook không có cơ hội để nói nhiều hơn về những công ty cũng "cùng một giuộc" với Facebook trong câu chuyện khai thác dữ liệu. Trong suốt 10 giờ của 2 cuộc điều trần, Google được các nhà lập pháp nhắc đến 11 lần. Twitter xuất hiện 10 lần và Amazon 1 lần. Apple chỉ được nhắc qua 3 lần.

Các nhân viên của Google cho hay họ không cần phải nhận được lệnh rõ ràng nào từ cấp trên về việc kín tiếng, bớt gây chú ý bởi hầu như ai cũng tự hiểu tình thế. Một nhân viên nói trong nội bộ Google, mọi người đều ngầm hiểu công ty rõ ràng sẽ là mục tiêu tiếp theo. Trong khi đó, người phát ngôn Google Aaron Stein khẳng định công ty hoàn toàn tập trung vào việc bảo vệ người dùng và sẽ hành động nếu phát hiện bằng chứng của các hành vi gian lận hoặc lạm dụng các dữ liệu cá nhân.

Google vốn chẳng xa lạ với những chỉ trích, thậm chí cả bị phạt vì các hoạt động liên quan tới vấn đề riêng tư. Họ đã trả khoản phạt 17 triệu USD để dàn xếp vụ phớt lờ cài đặt riêng tư trên trình duyệt Safari của Apple để theo dõi người dùng và quăng quảng cáo tới họ năm 2011 và 2012. Công ty này cũng gây bất bình dữ dội vì thu thập mật khẩu, email và các thông tin cá nhân khác thông qua dự án bản đồ Street View.

Tới nay, Google vẫn đang đứng bên lề của cuộc chiến dữ liệu mà Facebook nằm trong tâm bão. Vào thời điểm 4 ngày trước phiên điều trần nói trên, Facebook bất ngờ khi đảo ngược quan điểm trước đây và chấp nhận Đạo luật Quảng cáo Trung thực, một dự luật của Thượng viện yêu cầu sự minh bạch và các luật lệ nghiêm ngặt hơn với quảng cáo chính trị trên internet. Google cũng được kêu gọi tán thành dự luật này nhưng chưa đưa ra lập trường công khai.

Về phần mình, Amazon có vẻ cũng đang có cách tiếp cận giống Google, giữ im lặng bất chấp những công kích liên tục của Tổng thống Trump trên Twitter. Tập đoàn bán lẻ trực tuyến này vốn sử dụng lịch sử mua sắm của người dùng để nhắm quảng cáo. Theo ước tính của Forrester Research, doanh thu quảng cáo của Amazon trong năm 2017 là 2,5 tỉ USD, có phần khiêm tốn so với 39,9 tỉ USD của Facebook và 95,4 tỉ USD của Google. 

Kỳ tới: Cái giá của miễn phí

Xâm lược riêng tư

Trong bản ghi chú của Zuckerberg được một số phóng viên tại phiên điều trần nhanh tay chụp lại có một câu trả lời được chuẩn bị trong trường hợp các nhà lập pháp hùa theo những chỉ trích của CEO Apple Tim Cook - người đã lên mặt mắng mỏ Facebook và các công ty khác thu thập thông tin cá nhân của người dùng sau khi bê bối nổ ra. Nội dung phần chuẩn bị của vị tỉ phú 33 tuổi nêu rõ: "Rất nhiều câu chuyện về các ứng dụng đang lạm dụng dữ liệu của Apple, thế nhưng chưa bao giờ thấy họ báo cho người dùng…"

Apple từ lâu đã có chiến dịch tạo hình tượng tách bạch với Facebook và Google. "Chúng tôi không luồn lách trong cuộc sống riêng tư của các bạn. Tôi cho rằng hành động như vậy là xâm lược riêng tư" - CEO Cook nói trên đài MSNBC. "Tôi nghĩ rằng mọi người cần hiểu Thung lũng Silicon không phải ai cũng như nhau".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo