img
(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 1.

Nơi dự kiến diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 3.

img

iện tại, trong bối cảnh Mỹ và Triều Tiên tiến tới hội nghị thượng đỉnh lịch sử, 4 quốc gia từng tham gia đàm phán 6 bên - bao gồm Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản - đang ra sức tranh giành ảnh hưởng. Dù không sắm vai chính tại Singapore song lãnh đạo của các quốc gia này lần lượt gặp gỡ Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim nhằm thúc đẩy những chương trình nghị sự riêng. Động thái này được cho là có khả năng gây ra hàng loạt thay đổi khắp khu vực Đông Á.


Siết chặt an ninh

Theo thông báo trên website của Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO) và Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), không phận Singapore sẽ tạm thời bị hạn chế trong các ngày 11, 12 và 13-6. Thông báo nêu tất cả máy bay đến sân bay Changi của Singapore đều được yêu cầu giảm tốc độ và bị hạn chế sử dụng đường băng "vì các lý do an ninh quốc gia".

Singapore đã chỉ định một số địa điểm là "khu vực sự kiện đặc biệt" từ ngày 10 đến 14-6. Những nơi này bao gồm khu vực trung tâm, nơi đặt trụ sở bộ ngoại giao, đại sứ quán Mỹ, một số khách sạn và đảo Sensota ở phía Nam, nơi hội nghị thượng đỉnh diễn ra. Các máy bay điều khiển từ xa và loa phóng thanh cũng sẽ bị cấm ở những khu vực này trong thời gian hội nghị.

Theo báo Straits Times, nhiều tuyến đường khu vực Tanglin và Sentosa sẽ bị đóng cửa và kiểm tra an ninh trước và trong thời gian diễn ra sự kiện. Du khách đến đảo Sentosa trong hai ngày 12 và 13-6 sẽ bị kiểm tra túi và các vấn đề an ninh khác khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại khách sạn Capella ở trên đảo.

9

Singapore nhiều khả năng sẽ tung lực lượng thiện chiến Gurkha, gồm những nhân tố đến từ vùng núi Nepal, để bảo vệ thượng đỉnh Mỹ - Triều. Ảnh: Reuters



(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 7.
img

ào ngày 5-6, Tổng thống Trump nhận được hàng loạt yêu cầu của các thượng nghị sĩ phe Dân chủ liên quan đến thượng đỉnh Mỹ - Triều.

Trong đó có yêu cầu chỉ tiến tới thỏa thuận khi Triều Tiên chấp nhận từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân, chấp nhận bị kiểm tra vô thời hạn ở mọi khu vực trong nước.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông Kim Jong-un kiên quyết từ chối yêu cầu phi hạt nhân hóa hoàn toàn? Điều này có thể xảy ra bởi với ông Kim, vũ khí hạt nhân là sự cam kết chắc chắn nhất đối với quyền lực và chính quyền của mình.

Sau cuộc gặp với Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol vào ngày 1-6, Tổng thống Trump dường như không còn quá kỳ vọng vào kết quả của thượng đỉnh Mỹ - Triều. Ông chuyển sang gọi cuộc hội đàm lịch sử với lãnh đạo Kim vào ngày 12-6 là "một sự kiện để tìm hiểu" và là "một quá trình" bắt đầu từ việc xây dựng các mối quan hệ.

Khi đó, Tổng thống Trump nhiều khả năng sẽ hướng sự chú ý sang một yêu cầu khác đủ để ông gọi đó là "một thắng lợi". Có thể ông Kim sẽ chấp nhận một số giới hạn mới đối với chương trình vũ khí (trong khi vẫn giữ số vũ khí hiện tại) hoặc cũng có thể, như Tổng thống Trump đã bàn bạc vào tuần trước, Seoul và Bình Nhưỡng có thể cùng nhau đưa ra một tuyên bố "lịch sử" về việc chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.


(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 9.
(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 10.

img

ong muốn của Triều Tiên nhiều khả năng không gói gọn trong một thỏa thuận hạt nhân hay một hiệp ước hòa bình.

Dưới đây là những điều mà nhà lãnh đạo Kim muốn, theo phân tích của báo USA Today.

Cam kết an ninh và hòa bình từ Mỹ

Người phát ngôn của ông Kim Jong-un vào tháng rồi tuyên bố Triều Tiên sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân nếu Mỹ không thay đổi lập trường quân sự.

Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-gwan trong một tuyên bố nhấn mạnh Bình Nhưỡng không muốn "đơn phương phi hạt nhân hóa", đồng thời cáo buộc Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ tìm cách biến Triều Tiên thành "một Libya thứ hai" bằng yêu cầu "giải trừ vũ khí hạt nhân trước, đền bù sau".

Mặc dù vậy, lãnh đạo Kim vẫn sẵn lòng phi hạt nhân hóa và thậm chí là giải trừ toàn bộ vũ khí nếu Tổng thống Trump cam kết chấm dứt mọi hành động thù hận với Triều Tiên và thể hiện các hành động cho thấy Mỹ thật sự mong muốn như vậy, theo North 38 - trang tin độc lập chuyên phân tích Triều Tiên.

Phát triển kinh tế

Trong phát biểu chào đón năm mới 2018, ông Kim tuyên bố Triều Tiên sẵn sàng thay đổi để phát triển kinh tế.

Các cuộc đàm phán gần đây của Triều Tiên cũng tập trung vào các lợi ích kinh tế. Mỹ đã đề nghị gỡ bỏ lệnh trừng phạt cũng như hỗ trợ Triều Tiên phát triển kinh tế, kể cả lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp, nếu Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.

Ngoài Mỹ, Hàn Quốc cũng đã cam kết hiện đại hóa và kết nối hệ thống đường sắt lẫn đường bộ cho Triều Tiên khi Tổng thống Moon gặp gỡ lãnh đạo Kim vào tháng 4.

Tuy nhiên, Hàn Quốc chỉ có thể thực hiện được lời cam kết này nếu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên.


(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 12.

Câu giờ

Triều Tiên đã thực hiện các thỏa thuận trong khi vẫn phát triển chương trình hạt nhân và nhiều khả năng sẽ tiếp tục làm điều tương tự - chuyên gia phân tích Triều Tiên và Trung Quốc Richard Fisher, thuộc Viện Nghiên cứu và Đánh giá Chiến lược Quốc tế, nhận định.

Trong lúc ông Kim đàm phán với Tổng thống Trump, Triều Tiên có thể âm thầm hoàn thiện một loại vũ khí có khả năng tấn công Mỹ.

"Họ đã thử nghiệm hai tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng tấn công Mỹ. Tuy nhiên, họ vẫn chưa chứng minh chúng có khả năng mang theo một đầu đạn có thể "sống sót" trong quá trình quay trở lại khí quyển. Tôi chắc chắn họ đang nghiên cứu ngày đêm để phát triển một đầu đạn như vậy" – ông Fisher nhận định.

Hợp tác với Trung Quốc

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 13.

Ông Fisher khẳng định lãnh đạo Kim và Triều Tiên tìm cách chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc. "Họ muốn được tự do để đe dọa Hàn Quốc và cô lập Nhật Bản. Đó là một phần nằm trong kế hoạch lớn hơn nhằm buộc quân đội Mỹ quay về Hawaii và California" – ông Fisher khẳng định.

"Trước thời điểm diễn ra các cuộc đàm phán, ông Kim Jong-un bị mô tả là một nhà lãnh đạo đe dọa thế giới bằng tên lửa. Chủ tịch Tập Cận Bình khi đó không thể đứng về phía ông Kim. Hiện tại, khi các cuộc đàm phán đã diễn ra, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đứng về phía ông Kim và củng cố quan hệ đồng minh vốn đã rất gắn kết của họ" – ông Fisher chia sẻ.




(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 14.
(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 15.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hai lần tiếp đón lãnh đạo Kim trong suốt 3 tháng qua, khiến mối quan hệ Bắc Kinh – Bình Nhưỡng được cải thiện.

Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim chắc chắn sẽ là hai nhân vật trung tâm trên "sân khấu" thượng đỉnh sắp tới. Tuy nhiên, ở hai bên "cánh gà", Trung Quốc vẫn có khả năng kiểm soát một số yếu tố mang tính quyết định đối với kết quả thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Sự thay đổi "chóng mặt" trong chính sách của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng đã khiến Washington bất an.

Trước đây, Trung Quốc dường như có cùng nỗi lo chung với Mỹ về các vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa với quy mô ngày càng lớn của Triều Tiên. Cùng với Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình vào thời điểm đó đã ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt nhất nhằm vào "người em" Triều Tiên.

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 16.

Tuy nhiên, đến tháng 3, khi Tổng thống Trump chấp nhận lời đề nghị hội đàm đầy bất ngờ của lãnh đạo Kim, Chủ tịch Tập Cận Bình nhanh chóng mời lãnh đạo Kim đến Bắc Kinh. Đến tháng 5, hai ông Tập - Kim lại có cuộc gặp bất ngờ ở phía Đông Bắc Trung Quốc. Theo một số thông tin, Trung Quốc đã cho phép Triều Tiên hoạt động thương mại xuyên biên giới trở lại.

Về ngắn hạn, các nhà phân tích cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc lo sợ ông Kim và ông Trump đạt được một thỏa thuận có thể làm thay đổi tình hình chiến lược ở biên giới Trung Quốc, qua đó củng cố vị thế của Washington trong tranh chấp thương mại với Bắc Kinh.

Trung Quốc dường như đã kết luận rằng mọi thỏa thuận phi hạt nhân hóa Triều Tiên đều phải kèm theo một số nhượng bộ của Mỹ, nhiều khả năng là để làm yếu đi vai trò quân sự của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên và khắp châu Á. Trong trường hợp Washington rút một phần hay toàn bộ 28.000 binh sĩ đang đóng quân tại Hàn Quốc hoặc rút hệ thống phòng không ra khỏi khu vực, vị thế của Trung Quốc trong khu vực sẽ lập tức được củng cố.

Chủ tịch Tập Cận Bình dường như đã đạt được mục tiêu ngắn hạn. Thông qua các cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim, ông Tập tái khẳng định vai trò không thể thiếu của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán có thể làm thay đổi tình hình địa chính trị ở châu Á.

Theo giới phân tích Trung Quốc, Bắc Kinh chắc chắn hưởng lợi nếu thượng đỉnh Mỹ - Triều có thể xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Về dài hạn, Trung Quốc không muốn Triều Tiên gây rắc rối nữa.

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 17.

"Với Trung Quốc, một Triều Tiên bình thường hơn và cởi mở hơn chính là một mục tiêu chiến lược quan trọng. Mọi kết quả tích cực từ thượng đỉnh Mỹ - Triều đều là tin tốt lành cho Trung Quốc" –  chuyên gia phân tích Triều Tiên Zhao Tong, đến từ Trung tâm Chính sách Toàn cầu ở Bắc Kinh, chia sẻ.

"Nếu liên Triều thống nhất, Mỹ chắc chắn sẽ không còn lí do hiện diện quân sự trong khu vực. Khi đó, liên Triều sẽ giữ vị thế trung lập hoặc nghiêng về Trung Quốc. Trong bối cảnh Trung Quốc có sức ảnh hưởng kinh tế ở cả Hàn Quốc và Triều Tiên, điều này hoàn toàn có thể xảy ra" – bà Elizabeth Economy, một chuyên gia Trung Quốc tại Hội đồng Phi đảng phái phụ trách đối ngoại, chia sẻ.

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 18.

Tổng thống Moon Jae-in đang ra sức xúc tiến cuộc gặp 3 nước Hàn Quốc – Mỹ - Triều Tiên, dự kiến diễn ra không lâu sau khi ông Trump và ông Kim hội đàm tại Singapore.

Trước đó, sau khi Tổng thống Trump tuyên bố hủy thượng đỉnh Mỹ-Triều vào ngày 24-5, ông Moon đã khẩn cấp gặp gỡ nhà lãnh đạo Kim nhằm "cứu" hội nghị thượng đỉnh.

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 19.

Hình ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trên tách cà phê ở Jeonju – Hàn Quốc. Ảnh: Reuters

Tổng thống Moon đã nỗ lực xúc tiến một thỏa thuận hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời giảm thiểu các cuộc trò chuyện liên quan đến nhân quyền. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã yêu cầu Tổng thống Trump nêu vấn đề với lãnh đạo Kim liên quan đến 12 công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trong những năm 1970 và 1980.

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 20.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc gặp phút chót trước thềm thượng đỉnh với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng vào ngày 7-6.

Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Trump tuyên bố ông muốn giảm số lượng binh sĩ Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc, đồng thời cam kết sự tồn tại cho chính quyền Triều Tiên theo một thỏa thuận hạt nhân. Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng dường như cũng quan tâm đến ý tưởng hướng tới một hiệp ước hòa bình để chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên.   

Trong trường hợp Triều Tiên không còn là một mối đe dọa to lớn, Mỹ nhiều khả năng sẽ cắt giảm hiện diện quân sự ở khu vực Đông Á và điều này có thể gây ra một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Nên nhớ, Washington từng không ít lần phải đóng vai trò hòa giải cho mối quan hệ "lạnh lẽo" Tokyo - Seoul.

Những động thái này đã khiến nhà lãnh đạo bảo thủ Abe lo lắng về việc Washington tiến tới bình thường hóa quan hệ với Triều Tiên – vốn là một mối đe dọa của Tokyo. Nỗi lo sợ này không phải là không có cơ sở, đặc biệt là khi hiến pháp của Nhật Bản cấm vũ khí hạt nhân nhằm giới hạn năng lực quân sự.

Giới chức Nhật Bản cho biết Thủ tướng Abe tiếp tục kêu gọi Tổng thống Trump cứng rắn với Bình Nhưỡng không chỉ về chương trình hạt nhân mà còn tên lửa tầm ngắn và trung.

img
img

Một trong 3 kỷ niệm chương Singapore in mừng thượng đỉnh Mỹ - Triều. Ảnh: Reuters

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 22.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 31-5.

So với các quốc gia còn lại, vai trò ngoại giao của Nga ở Triều Tiên dường như không lớn bằng. Tuy nhiên, chuyến viếng thăm của ông Lavrov được xem là một tín hiệu cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin có ý định duy trì tầm ảnh hưởng nhất định để tác động lên thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Bên cạnh đó, thông tin Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang lên kế hoạch viếng thăm Bình Nhưỡng làm dấy thêm lo ngại rằng Nga và đồng minh có thể tìm cách can thiệp tiến trình đàm phán.


Đừng quá mong chờ kết quả

Thế giới đang dõi theo hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Nhưng một cuộc gặp thành công sẽ như thế nào?

Ngoài chuyện ông Trump và ông Kim bắt tay thì việc đạt được bước tiến đáng kể nào trong ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh đều không mấy khả thi. Thay vào đó, các chuyên gia cho rằng việc duy trì một cuộc đối thoại cởi mở và mở ra hành trình chung hướng đến phi hạt nhân hóa đã là một tiến triển thật sự.



Đường đến thượng đỉnh

Ngày 8-3: Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Diễn biến chấn động này được đưa ra trong cuộc họp báo do Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong tiến hành ngay sau khi gặp ông Trump tại Nhà Trắng.

Ngày 17-4: Chuyến thăm bí mật của cựu Giám đốc cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo đến Triều Tiên được công bố. Tại đây, ông Pompeo gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un thảo luận về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.

7

Chuyến thăm bí mật của cựu Giám đốc cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo đến Triều Tiên được công bố. Ảnh: Reuters

Ngày 9-5: Triều Tiên trả tự do cho 3 công dân Mỹ. Ngoại trưởng Mike Pompeo có chuyến thăm thứ hai tại Triều Tiên và gặp lại ông Kim Jong-un, sau đó cùng 3 công dân Mỹ về nước.

Ngày 13-5: Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho rằng nên áp dụng "mô hình Libya" trong việc gây sức ép Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

Ngày 16-5: Trong tuyên bố đe dọa rút khỏi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye Gwan chỉ trích "mô hình phi hạt nhân hóa Libya" của ông Bolton là "vô lý".

Ngày 24-5: Tổng thống Trump tuyên bố hủy hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Kim Jong-un vì "thái độ thù địch" của Bình Nhưỡng.

Ngày 30 và 31-5: Ông Pompeo và tướng Kim Yong-chol, cựu trùm tình báo Triều Tiên, thảo luận ở TP New York – Mỹ. Song song đó, các phái đoàn quan chức khác của Mỹ và Triều Tiên đồng thời bàn bạc tại khu phi quân sự ở biên giới liên Triều và Singapore.

Ngày 1-6: Ông Trump gặp tướng Kim Yong-chol tại Nhà Trắng và nhận thư của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Sau 90 phút trò chuyện, tổng thống Mỹ tuyên bố nối lại hội nghị thượng đỉnh và sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên tại Singapore vào ngày 12-6.

Các chuyên gia khác cũng đồng tình rằng hai bên cần có một tuyên bố sau cuộc gặp lịch sử đi kèm các mục tiêu và chương trình nghị sự cho tiến trình tiếp theo.

Bà Suzanne DiMaggio, giám đốc Viện nghiên cứu New America (Mỹ), nhận định ưu tiên hàng đầu của Mỹ là hoãn các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên, song song đó lập các văn phòng liên lạc ở Bình Nhưỡng và Washington.

Trong khi đó, ông Joel Wit, chuyên gia làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ về các vấn đề kiểm soát vũ khí và không phổ biến hạt nhân trong 15 năm qua, cảnh báo không nên đặt kỳ vọng quá cao về các cuộc đàm phán tại Singapore và Mỹ cũng không nên đưa ra bất kỳ thỏa thuận nào. Theo chuyên gia này, trong trường hợp Washington đạt được một thỏa thuận nào đó về vũ khí hóa học và sinh học thì đó lại là thất bại bởi vấn đề đó không thể được thực thi ngay lập tức.


Địa điểm

Thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến diễn ra ở khách sạn 6 sao, khu phức hợp nghỉ dưỡng Capella trên đảo Sentosa.

Sentosa nối với đảo chính của Singapore qua một cây cầu và một lối đi bộ khoảng 800m.  Theo Newsweek, hòn đảo này bắt đầu mang tên Sentosa từ năm 1972 với ý nghĩa là "hòa bình" và "yên tĩnh", thế nhưng tiếng tăm của nó không phải lúc nào cũng yên ả như vậy.

Trong nhiều thế kỷ, hòn đảo được biết tới với cái tên Pulau Blakang Mati, có thể dịch là "hòn đảo đầy chết chóc sau lưng" – một cái tên có thể cảnh báo du khách về vùng đất từng là một hang ổ cướp biển khét tiếng và cũng từng hứng chịu một đợt bùng nổ sốt rét kinh hoàng những năm 1840.

Vào đầu thế kỷ XX, hòn đảo vẫn tiếp tục trải qua thời kỳ chết chóc và bạo lực khi thuộc địa của Anh rơi vào tay đế chế Nhật Bản trong Thế chiến II. Dưới sự chiếm đóng của Nhật, hòn đảo trở thành trại của tù nhân chiến tranh Úc và Anh. Nơi đây cũng là một trong những địa điểm trong cuộc thảm sát người Trung Quốc bị nghi ngờ chống Nhật, được biết tới với tên gọi Chiến dịch Sook Ching.


(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 26.

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ diễn ra trên đảo Sentosa của Singapore. Ảnh: Reuters

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 27.

Nơi gặp mặt của hai nhà lãnh đạo là khách sạn Capella trên đảo Sentosa. Ảnh: Reuters

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 28.

Khách sạn Capella nhìn từ trên cao. Ảnh: Reuters

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 29.

Các khẩu đại bác ở Sentosa được trang trí bằng hoa tươi. Ảnh: Reuters

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 30.

Các loại phong lan được đặt tên theo các chính khách và nhân vật nổi tiếng tại Vườn Phong lan quốc gia thuộc Vườn Thực vật Singapore, như vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, Công nương Diana, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi… Nhiều khả năng ông Trump và ông Kim cũng có loài hoa riêng mang tên mình. Ảnh: Reuters

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 31.

Howard (người Úc gốc Hoa) chuyên đóng giả ông Kim và Dennis Alan, chuyên đóng giả ông Trump, dự một buổi quảng bá nhà hàng hải sản ở Singapore hôm 9-6. Ảnh: Reuters

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 32.
(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 33.

Hình ảnh ông Donald Trump và Kim Jong-un tại quán Lucha Loco, Singapore. Ảnh: Reuters

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 34.

Whisky Trump và Tên lửa ở quán bar Empire Sky, Singapore. Ảnh: Reuters

(eMagazine) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tay chơi trên bàn cược lớn - Ảnh 35.

Quảng cáo burger Trump-Kim ở khách sạn Scotts, Singapore. Ảnh: Reuters

Xuân Mai - Cao Lực - Tấn Nguyên

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên