img

Hơn 18 tháng sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều quốc gia đã chấp nhận rằng không bao giờ có thể chấm dứt dịch bệnh. Thay vào đó, họ học cách sống chung với nó!

[eMagazine] Học cách sống chung với đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.


Thái Lan

Theo kế hoạch ban đầu, Thái Lan dự kiến mở cửa Bangkok, Chiang Mai, các khu nghỉ mát ở Pattaya, Cha-Am, và Hua Hin kể từ ngày 1-10 tới. Tuy nhiên, theo tờ Nikkei Asian Review, kế hoạch mở cửa trở lại du lịch của Thái Lan sẽ bị trì hoãn vì tốc độ triển khai tiêm chủng còn chậm. 

Việc trì hoãn cho phép quốc gia này chuẩn bị tốt hơn để chào đón khách du lịch quốc tế.

[eMagazine] Học cách sống chung với đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Một người đàn ông đi bộ trên bãi biển Karon vắng vẻ thuộc đảo Phuket - Thái Lan ngày 1-4-2021. Ảnh: REUTERS

Thủ đô Bangkok sẽ bắt đầu mở cửa từ tháng 11, chậm hơn 1 tháng so với kế hoạch. Theo tờ Bangkok Post, những địa điểm khác gồm Chiang Rai, Koh Chang và Koh Kood có thể mở cửa hoàn toàn cho du khách từ giữa tháng 10.

Chính phủ Thái Lan cũng lên kế hoạch kết nối du lịch với các nước láng giềng vào năm tới. Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cũng đang đặt mục tiêu mở cửa trở lại toàn quốc mà không cần cách ly từ tháng 1-2022 tùy thuộc vào mức độ miễn dịch cộng đồng trên cả nước.

Hiện các hòn đảo Samui và Phuket đang thí điểm chương trình mở cửa cho du khách nước ngoài. Hồi tháng 6, Thái Lan đề ra kế hoạch cho phép du khách nhập cảnh mà không cần cách ly. Tuy nhiên, số ca mắc Covid-19 hằng ngày ở Thái Lan tăng vọt lên 23.000 ca trong tháng 8 khiến Bangkok phải cân nhắc lại dựa trên tình hình. Cục trưởng Cục Du lịch Thái Lan (TAT), ông Yuthasak Supasorn, đang nhắm đến mục tiêu đón khoảng 1 triệu lượt du khách năm nay. Con số này khá ít ỏi so với năm 2019 (gần 40 triệu lượt du khách).

Đối với Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha, hồi sinh du lịch là ưu tiên quan trọng vì ngành này đóng góp khoảng 1/5 GDP của Thái Lan năm 2019. Thúc đẩy du lịch cũng là một phần của chiến lược "Sống chung với Covid-19" mới của Thái Lan. Tại "hộp cát Phuket", hơn 26.000 du khách được tiêm chủng đầy đủ đã tới đây trong vòng 2 tháng, đem lại doanh thu 1,6 tỉ baht (gần 50 triệu USD). 

Các quan chức địa phương cho biết chưa đến 1% số du khách tới đây bị mắc Covid-19 dù số ca mắc ở địa phương tăng mạnh.

Indonesia

Indonesia cũng đang dần nới lỏng các quy định phòng chống Covid-19 để cứu nền kinh tế khỏi suy thoái kéo dài. Kể từ ngày 7-9, nhiều địa điểm du lịch ở đảo Java được mở lại và mỗi thực khách được dùng bữa tại nhà hàng, quán ăn trong khoảng 60 phút thay vì 30 phút như trước đây. Các nhà hàng cũng tiếp tục hoạt động với 50% công suất.

[eMagazine] Học cách sống chung với đại dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Kể từ ngày 7-9, nhiều địa điểm du lịch ở đảo Java được mở lại và mỗi thực khách được thưởng thức đồ ăn tại nhà hàng, quán ăn trong khoảng 60 phút thay vì 30 phút như trước đây. Ảnh: TEMPO.CO

Bộ trưởng Nội vụ Indonesia Tito Karnavian cho biết những nơi mở cửa trở lại cần tuân thủ 4 quy định về phòng chống dịch, bao gồm cấm trẻ em dưới 12 tuổi tới các địa điểm du lịch thí điểm. Tất cả nhân viên khu du lịch và du khách phải tiêm vắc-xin Covid-19 đầy đủ, bắt buộc sử dụng ứng dụng PeduliLindungi để sàng lọc.

Campuchia

Trang FTN News đưa tin Bộ Du lịch Campuchia cũng vừa thông báo các du khách quốc tế đã tiêm vắc-xin đầy đủ, có giấy chứng nhận có thể được nhập cảnh Campuchia sớm nhất vào tháng 11. 

Nhằm giúp hoạt động mở cửa du lịch diễn ra thuận tiện, Campuchia đang cân nhắc giảm bớt hoặc bỏ hoàn toàn chính sách cách ly 14 ngày đối với du khách đã được tiêm phòng đầy đủ. 

Campuchia hiện đã tiêm vắc-xin cho trên 60% dân số và hơn 95% người trưởng thành ở thủ đô Phnom Penh đã tiêm phòng đủ hai mũi.


[eMagazine] Học cách sống chung với đại dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Anh

Hiện tại, cứ 10 người Anh thì có 7 người được tiêm chủng đầy đủ. Sau khi đạt tỉ lệ tiêm chủng khá cao (hiện gần 66% dân số Anh được tiêm 2 mũi vắc-xin Covid-19), Anh bắt đầu chiến lược tái mở cửa thận trọng và chặt chẽ. Vào ngày 19-7, nước này dỡ bỏ tất cả hạn chế đối với các cuộc tụ tập trong nhà.

[eMagazine] Học cách sống chung với đại dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Người dân London đi bar để ăn mừng ngày dỡ bỏ hạn chế Covid-19. Ảnh: AP

[eMagazine] Học cách sống chung với đại dịch Covid-19 - Ảnh 6.

Khách bộ hành đi bộ trên cây cầu Millennium ở London vào Ngày Tự do 19-7. Ảnh: BLOOMBERG

Từ ngày 17-5, Anh đã cho phép các chuyến du lịch quốc tế trở lại nhưng vẫn đi kèm một số hạn chế. 

Trước đó, ngày 7-5, Anh công bố "Danh sách xanh" - hiện đã bao gồm 43 quốc gia và vùng lãnh thổ - để công dân đi du lịch an toàn. Những người đi du lịch đến các quốc gia trong "Danh sách xanh" sẽ phải thực hiện hai lần xét nghiệm Covid-19: một lần trước khi trở lại Anh và một lần trong vòng 2 ngày sau khi trở về nước.


Pháp

Pháp mở cửa biên giới cho du khách Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia thành viên khu vực Schengen cũng như du khách của các nước thứ ba từ ngày 9-6, tuỳ thuộc vào tình hình dịch tễ ở các nước thứ ba và tình trạng tiêm chủng của du khách. 

[eMagazine] Học cách sống chung với đại dịch Covid-19 - Ảnh 7.

Tại Pháp, biên giới mở cửa cho du khách Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia thành viên khu vực Schengen cũng như du khách của các nước thứ ba từ ngày 9-6. Ảnh: SCHENGEN VISA

Paris cũng công bố danh sách quốc gia được phân loại theo tình hình dịch tễ liên quan đến Covid-19 theo thang màu xanh lá cây, cam và đỏ (lần lượt không hạn chế, ít hạn chế và hạn chế nghiêm ngặt).

[Video] Covid-19: Đan Mạch trở lại cuộc sống bình thường


[eMagazine] Học cách sống chung với đại dịch Covid-19 - Ảnh 9.


Khác với nhiều nước, "pháo đài chống dịch" New Zealand là một trong số ít quốc gia vẫn theo đuổi chiến lược "Không Covid-19". Vũ khí lợi hại nhất của New Zealand khi theo đuổi chiến lược này nằm ở người dân. 

Theo đài CNN, người dân ở đây dường như không sốt sắng với chuyện "tái kết nối với thế giới". Bộ Y tế New Zealand giải thích rằng họ sẽ kết hợp các biện pháp phong toả biên giới, tiêm chủng và các biện pháp y tế công để giữ an toàn cho người dân trước Covid-19.

[eMagazine] Học cách sống chung với đại dịch Covid-19 - Ảnh 10.

New Zealand là một trong số ít quốc gia vẫn theo đuổi chiến lược “Không Covid-19”. Ảnh: AA

[eMagazine] Học cách sống chung với đại dịch Covid-19 - Ảnh 11.

Ảnh 13 - Đường phố vắng bóng người ở TP Auckland - New Zealand. Ảnh: NZ HERALD

Một cuộc thăm dò gần đây của Công ty Stickybeak cho thấy 84% số người được khảo sát ủng hộ lệnh phong toả nghiêm ngặt áp dụng từ tuần đầu tiên của tháng 9. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phản ứng Covid-19 của New Zealand, ông Chris Hipkins, cho biết biến thể Delta làm dấy lên câu hỏi về khả năng tồn tại lâu dài của chiến lược "Không Covid-19".

New Zealand bắt đầu hứng chịu một số hậu quả. Ước tính khoảng 1 triệu người New Zealand sống ở nước ngoài, bao gồm gần 600.000 người ở Úc. Nhiều người trong số 5 triệu người New Zealand có thể có ít nhất một người bạn hoặc người thân sống ở nước ngoài. Một số người đã không đoàn tụ những người thân yêu của họ hơn 1 năm qua. Đặc biệt, lượng du khách nước ngoài tới New Zealand giảm hơn 98% vào tháng 1-2021 so với 1 năm trước đó.

Hiện New Zealand là một trong những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng Covid-19 thấp nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chỉ với hơn 20% dân số được tiêm chủng đầy đủ.

[eMagazine] Học cách sống chung với đại dịch Covid-19 - Ảnh 12.

GS David Allen, nhà tư vấn cao cấp tại Trường Y khoa Yong Loo Lin thuộc Trường ĐH Quốc gia Singapore (NUS), nhận định sau một thời gian mệt mỏi vì đại dịch, người dân đảo quốc này thường sẽ cảm thấy khó chịu với các biện pháp hạn chế. Tuy nhiên, để có thể mở cửa trở lại, điều kiện tiên quyết là tăng độ phủ vắc-xin Covid-19.

Theo chuyên gia Claire Hooker tại Trường ĐH Sydney (Úc), giải thích về tính đặc hữu của Covid-19 và cách một quốc gia sẽ sống chung với Covid-19 không đơn giản bằng việc khuyến khích mọi người tiêm chủng.

Nhà chức trách Úc đang buộc phải từ bỏ chiến lược "Không Covid-19", thay vào đó tăng cường tiêm vắc-xin.

[eMagazine] Học cách sống chung với đại dịch Covid-19 - Ảnh 13.

Người dân xếp hàng tiêm vắc-xin Covid-19 tại TP Melbourne ngày 2-9. Ảnh: EPA

[eMagazine] Học cách sống chung với đại dịch Covid-19 - Ảnh 14.

TP Sydney đang bị Covid-19 hoành hành. Ảnh: ABC NEWS

[eMagazine] Học cách sống chung với đại dịch Covid-19 - Ảnh 15.

Lực lượng quốc phòng Úc hướng dẫn người dân tại điểm tiêm chủng ở TP Sydney ngày 18-8. Ảnh: AP

Bang New South Wales (NSW), Đông Nam nước Úc, đã từ bỏ chiến lược "Không Covid-19" sau khi đợt bùng phát mới gây ra hàng ngàn ca mắc/ngày. Thủ hiến NSW Gladys Berejiklian đang kêu gọi tất cả 8 nhà lãnh đạo bang và vùng lãnh thổ cam kết tuân thủ kế hoạch nới lỏng hạn chế của chính phủ liên bang một khi Úc tiêm chủng đầy đủ cho 70% người trưởng thành và cho phép công dân đi du lịch quốc tế nếu 80% dân số tiêm chủng đủ 2 liều.

Mở cửa trường học ở châu Âu và Trung Á

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ngày 30-8 kêu gọi mở cửa trường học ở châu Âu và Trung Á, đồng thời áp dụng các biện pháp an toàn để tránh lây lan Covid-19. Các biện pháp này bao gồm tiêm vắc-xin cho giáo viên và sinh viên, học sinh; cải thiện môi trường tại trường học như thông gió, giảm quy mô lớp học, xét nghiệm thường xuyên…

Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrew cũng tuyên bố sẽ không tìm cách loại bỏ hoàn toàn biến thể Delta, đồng thời chuẩn bị cho TP Melbourne, thủ phủ bang này, nới lỏng hạn chế (dự kiến ngày 23-9) để người dân học cách sống chung với Covid-19.


Phạm Nghĩa - Lê Duy
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên