xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Di sản Lý Quang Diệu: Kỳ tích chống tham nhũng

NGUYỄN CAO

Chống tham nhũng là một trong những kỳ tích của ông Lý Quang Diệu nhưng học được bài học này không hề dễ

Trước khi ông Lý Quang Diệu làm thủ tướng, Singapore từng có Cơ quan Điều tra tham nhũng (CPIB) và Luật Chống tham nhũng nhưng vô hiệu. Tệ nạn này càng hoành hành dưới thời Nhật Bản chiếm đóng. Tình hình chỉ chuyển biến mạnh từ năm 1960 sau khi Đảng Nhân dân Hành động (PAP) của ông Lý Quang Diệu mở rộng quyền hạn của CPIB bằng Luật Phòng chống tham nhũng (POCA).

Kiên trì, sáng tạo

Nhờ POCA, dưới thời thủ tướng họ Lý và những người kế nhiệm, CPIB có quyền điều tra và bắt giữ nghi can rất rộng, đơn cử là quyền điều tra tài khoản ngân hàng của bất cứ viên chức nào (và các thành viên gia đình) nếu thấy có vấn đề. Năm 1991, CPIB còn được quyền điều tra viên chức cấp cao, kể cả bộ trưởng, theo đơn tố cáo của người dân nếu được tổng thống phê chuẩn mà không cần thủ tướng đồng ý.

 

Linh cữu cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu rời dinh Istana hôm 25-3 Ảnh: THE STRAITS TIMES

Linh cữu cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu rời dinh Istana hôm 25-3

Ảnh: THE STRAITS TIMES

 

Một yếu tố quan trọng nữa là CPIB nằm ngoài hệ thống cảnh sát vốn dễ bị nhiễm “virus tham nhũng”. Năm 1959, ông Lý chuyển CPIB từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp. Mười năm sau, nó được chuyển hẳn về Văn phòng Thủ tướng, đồng nghĩa với tăng thêm uy lực.

Tuy nhân sự không đông và chỉ dùng 7% ngân sách của văn phòng, CPIB hoạt động hết sức hiệu quả với hơn 90% cuộc điều tra có cơ sở để khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Hiệu quả của CPIB cao như vậy cũng nhờ những cải cách trong ngành tư pháp và tòa án. Tất cả các quyết định nhân sự trong 2 ngành này đều được công khai trên phương tiện truyền thông kèm theo bảng thành tích và đánh giá tài năng. Các phiên tòa về tội tham nhũng luôn được xử công khai.

Chống tham nhũng cũng đi đôi với những nỗ lực nâng cao tiền lương và thu nhập của công chức cấp thấp và cấp cao trong các năm 1973, 1979, 1982, 1989 và 1994, rút ngắn khoảng cách giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Hễ các ngành nghề tư nhân có thu nhập cao như kế toán, luật sư, ngân hàng, công ty chế biến và công ty đa quốc gia tăng lương là lương công chức cũng theo sát nút. Với chính sách lương bổng như vậy, lương công chức Singapore hiện vượt xa nhiều nước phương Tây. Ví dụ, lương cán bộ cao cấp nước này cao gấp 4 lần đồng nghiệp ở Mỹ.

Với sự kiên trì và sáng tạo như vậy, năm 2010, Singapore được xếp hạng “ít tham nhũng nhất” trong số 178 quốc gia, theo Chỉ số Nhận thức tham nhũng (CPI) của Tổ chức Minh bạch quốc tế. Mặc dù năm 2014, Singapore tụt hạng (thua 6 nước), nước này vẫn chứng minh được khả năng xây dựng một chính quyền sạch bóng tham nhũng.

Chất lượng lãnh đạo là then chốt

Lãnh đạo nhiều nước ở châu Phi tự nguyện làm học trò ông Lý Quang Diệu trong vấn đề chống tham nhũng. Nước Cộng hòa Kenya giành độc lập cùng năm với Singapore là một trong số đó. Điểm tâm đắc nhất mà nhiều tổng thổng Kenya thu hoạch từ bài học chống tham nhũng của ông Lý là phải thoát khỏi vũng lầy đấu tranh chính trị kiểu tự do dân chủ phương Tây để tập trung vào công cuộc phát triển kinh tế nói chung và chống tham nhũng nói riêng như đương kim Tổng thống Uhuru Kenyatta thường nhấn mạnh. Nghĩa là kiểm soát thật chặt xã hội và các đảng phái đối lập!

Kenya cũng có EACC (Ủy ban Bảo vệ đạo đức và Chống tham nhũng) như CPIB của Singapore nhưng hiệu quả khác nhau một trời một vực. Theo báo cáo năm 2013 của Văn phòng Chính phủ Singapore, từ năm 2009-2013, mỗi năm CPIB phát hiện trung bình 39 vụ án tham nhũng liên quan đến viên chức chính quyền. 2/3 số đó kết thúc tại tòa với những bản án tù hoặc kỷ luật nghiêm khắc.

Trong khi đó, EACC chỉ khởi tố được 22 vụ án trong vòng 3 năm qua - một con số hết sức khiêm tốn so với 10.000 đơn kiện - và chỉ có 3 vụ được xử tại tòa. Kenya đang xét xử 13 nghi can, bao gồm 2 cựu bộ trưởng tài chính, trong một vụ án lừa đảo và tham nhũng khiến công quỹ mất gần 1 tỉ USD nhưng nhiều chuyên gia tin rằng sẽ chẳng có ai phải vào tù.

Tại sao Kenya không thể học được gì ở ông Lý Quang Diệu? Theo ông Patrick Gathara, chuyên gia về chiến lược truyền thông Kenya, vấn đề mấu chốt là chất lượng cấp lãnh đạo. Trong khi ông Lý và những người kế nhiệm như Goh Chok Tong, đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long toàn tâm toàn ý chống tham nhũng, lo nâng cao đời sống nhân dân, làm giàu đất nước thì một loạt tổng thống Kenya dùng bộ máy chính quyền để làm giàu cho bản thân, vợ con và bạn bè.

“Đó chính là sự khác biệt giữa chính quyền Singapore và chính quyền Kenya” - ông Gathara nhấn mạnh. Theo chỉ số CPI năm 2013, Kenya là một trong 4 nước đứng đầu thế giới về tham nhũng.

 

Hàng ngàn người tiếc thương

Hôm 25-3, linh cữu cố Thủ tướng Lý Quang Diệu được chuyển từ dinh Istana tới tòa nhà quốc hội bằng xe pháo để chuẩn bị cho nghi thức quốc tang. Dòng người đã xếp hàng dọc các tuyến phố trên đường linh cữu đi qua để bày tỏ lòng tiếc thương lần cuối tới người con vĩ đại của dân tộc. Bà Mariam Mohammed - 52 tuổi, tham dự buổi lễ cùng gia đình - cho biết: “Đây là cơ hội cuối cùng để gặp ông ấy. Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả những gì ông ấy đã làm cho đất nước”.

Từ ngày 25 đến 28-3, tòa nhà quốc hội mở cửa từ 10 giờ đến 20 giờ cho tất cả người dân đến viếng. Sau đó, lễ tang được tổ chức tại Trường ĐH Quốc gia Singapore lúc 14 giờ ngày 29-3 (giờ địa phương). Thi hài ông Lý sẽ được hỏa táng tại nhà hỏa táng Mandai.Phạm Nghĩa

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo