xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Di sản Lý Quang Diệu: Bí quyết dùng người

Bài và ảnh: DƯƠNG NGỌC

Khái niệm “nhân lực” của ông Lý Quang Diệu là nhân lực sáng tạo chứ không phải nhân lực chung chung

Là hai cựu đại sứ Việt Nam tại Singapore, PGS-TS Dương Văn Quảng và ông Nguyễn Đức Hùng kể lại những kỷ niệm khó quên cũng như ảnh hưởng của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đối với Việt Nam.

Ai giỏi thì dùng

Ấn tượng sâu sắc nhất của ông Nguyễn Đức Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Singapore nhiệm kỳ 1996-1999, là dịp đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (khi đó là Bí thư Thành ủy TP HCM) sang thăm Singapore theo lời mời của ông Lý Quang Diệu vào năm 1998. Lúc này, ông Lý đã thôi làm thủ tướng và đang giữ chức Bộ trưởng cao cấp của chính phủ Singapore.

 

Cựu Đại sứ Dương Văn Quảng và cuốn sách ông viết về Singapore
Cựu Đại sứ Dương Văn Quảng và cuốn sách ông viết về Singapore

 

Hai ông hội đàm ngay trong phòng làm việc được bài trí đơn giản của ông Lý tại dinh thự Istana, nơi đặt văn phòng tổng thống và văn phòng thủ tướng Singapore. Cuộc trao đổi diễn ra rất cởi mở, thẳng thắn và thú vị, xoay quanh nhiều vấn đề vĩ mô về chiến lược phát triển quốc gia, khu vực và cả những vấn đề vi mô liên quan đến quy hoạch, quản lý đô thị.

“Khi ông Trương Tấn Sang hỏi bài học lớn nhất làm nên sự kỳ diệu Singapore là gì, ông Lý nói đại ý: 90% thành công của đất nước ông bắt nguồn từ sự học hỏi và áp dụng kinh nghiệm của các nước khác, chỉ có 10% là của Singapore. Trong đó, nhân tố quyết định vẫn là con người với những nỗ lực bền bỉ trong học tập và rèn luyện” - ông Hùng kể.

Vì sao đất nước nhỏ nhất ở Đông Nam Á và là một trong số những quốc gia nhỏ nhất thế giới ngày nay lại dẫn đầu khu vực và mang tầm cỡ quốc tế? Chúng ta có thể học được gì từ họ? Đó là những câu hỏi mà nhiều đại sứ Việt Nam tại đảo quốc sư tử trăn trở.

Với PGS-TS Dương Văn Quảng, đại sứ tại Singapore những năm 2003-2007, điều mà người ta gọi là “thần kỳ Singapore” nằm ở cách sử dụng con người. Chính sự dùng người đúng đắn đã chắp cánh cho một làng chài nhỏ bé, dân cư thưa thớt và là nơi trú ngụ của những tên cướp biển vươn mình thành trung tâm tài chính thế giới. Điều đó thể hiện trước tiên ở ông Lý Quang Diệu, một trong những nhà lập quốc Singapore.

“Ông Lý vừa là con người chiến lược vừa là con người hành động. Là con người chiến lược, ông hiểu sâu sắc thực trạng, đặc thù của đất nước và bàn cờ chính trị thế giới. Khía cạnh hành động của ông thể hiện ở chỗ đã nhận thức thì phải làm cho bằng được. Trong một xã hội đầy mâu thuẫn, ông tạo sự thống nhất bằng việc dùng người theo tiêu chí ai giỏi thì dùng, không phân biệt tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ” - cựu Đại sứ Nguyễn Đức Hùng nhận định.

Nhờ đó, Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài bài bản nhất thế giới. Nếu lực lượng lao động hay những vị trí cốt yếu trong cơ quan chính phủ là người tài thì bất cứ chính sách nào cũng có thể thành công.

Bài học thiết thực cho Việt Nam

Cựu Đại sứ Dương Văn Quảng nhấn mạnh khái niệm “nhân lực” của ông Lý Quang Diệu là nhân lực sáng tạo chứ không phải nhân lực chung chung. Đặc biệt, đối với công chức nhà nước, ông Lý yêu cầu phải trong sạch, đáp ứng 3 điều: phục vụ, nghĩa vụ và đạo lý. “Mang tính chất là nền hành chính phục vụ, bộ máy công chức của Singapore có thể xem là trong sạch nhất thế giới” - ông đánh giá.

PGS-TS Dương Văn Quảng nhớ mãi giây phút ra sân bay tiễn ông Lý Quang Diệu khi ông sang Việt Nam năm 2006. Với vai trò người cố vấn đưa ra những khuyến nghị chính sách cho Chính phủ Việt Nam, những bài diễn thuyết của ông Lý năm ấy đều tập trung vào các vấn đề giáo dục. Chính điều này khiến ông Quảng suy nghĩ rất nhiều. Sau đó, tại buổi tiệc chiêu đãi chào mừng thành lập Trường Đào tạo Lý Quang Diệu, ông Lý bày tỏ mong muốn ngôi trường sẽ trở thành một “Harvard của châu Á” và hy vọng có nhiều người Việt Nam đến học.

Ông Quảng rất tâm đắc với sáng kiến Hội đồng Giáo dục do ông Lý khởi xướng tại Singapore. Hội đồng này họp 2 năm một lần, mời các giáo sư, nhà khoa học nổi tiếng cùng các doanh nghiệp lớn trên thế giới đến dự. Hội đồng lấy danh nghĩa Trường Đào tạo Lý Quang Diệu tổ chức nhưng chủ trì là thủ tướng Singapore. Căn cứ từ các cuộc thảo luận của hội đồng, nhà chức trách Singapore sẽ nhận biết xu thế nghiên cứu khoa học, giảng dạy quốc tế rồi dùng để điều chỉnh chiến lược, chương trình đào tạo trong nước.

Cùng nhận định, cựu Đại sứ Nguyễn Đức Hùng tin rằng giáo dục là yếu tố quan trọng tạo nên “thương hiệu” Singapore và cũng mang đến bài học thiết thực cho Việt Nam: Thắng trong cuộc đua giáo dục thì sẽ thắng trong kinh tế! Trong quan điểm của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, một ngôi nhà bề thế phải được xây trên nền móng vững chắc - đó chính là chính sách đào tạo, trọng dụng nhân tài và đề cao vai trò của thế hệ trẻ.

Ông Quảng cho biết ông Lý Quang Diệu từng khuyên Việt Nam cải cách nền giáo dục, nhất là chương trình giáo dục. Từ kinh nghiệm Singapore, ông Lý tư vấn cho Việt Nam sử dụng một số sách giáo khoa của các nước, đặc biệt nên dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo