xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Di sản chết chóc" của Mỹ chực chờ gây họa

P.Võ (Theo The Washington Post)

(NLĐO) - Đúng 6 giờ 45 phút ngày 1-3-1954 (giò địa phương), bầu trời trong xanh tại một khu vực Thái Bình Dương như bị xé toạc bởi một tia chớp đỏ khổng lồ.

Trong vòng vài giây sau, một đám mây hình nấm cao khoảng 7,25 km đã mọc phía trên đảo san hô vòng Bikini thuộc quần đảo Marshall.

Đây là vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên của chính phủ Mỹ. Sức công phá của nó mạnh gấp 1.000 lần quả bom nguyên tử thả xuống TP Hiroshima - Nhật Bản năm 1945.

Đáng nói hơn, vụ nổ còn là một tính toán sai lầm.

Các nhà khoa học đã đánh giá thấp quy mô vụ thử có tên là "Castle Bravo" nói trên. Hậu quả là vụ nổ lớn hơn 2,5 lần so với dự kiến. Tro phóng xạ lan rộng trong khu vực có diện tích đến 18.000 km vuông quanh địa điểm thử.

Di sản chết chóc của Mỹ chực chờ gây họa - Ảnh 1.

Vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên của Mỹ hôm 1-3-1954. Ảnh: Bộ Năng lượng Mỹ

Vụ nổ năm 1954 là một phần của các vụ thử hạt nhân khi quân đội Mỹ bước vào kỷ nguyên hạt nhân. Trong giai đoạn 1946-1958, 67 vụ thử hạt nhân của Mỹ đã phá hủy không ít hòn đảo và rạn san hô ở khu vực Trung Thái Bình Dương.

Sức ép quốc tế rốt cuộc buộc Mỹ ngưng các vụ thử này nhưng thiệt hại vẫn kéo dài cho đến tận hôm nay.

Đó là thông điệp được Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đưa ra trong chuyến đi gần đây đến các đảo ở Thái Bình Dương để bàn về biến đổi khí hậu. Tại Fiji, ông Guterres có nhắc đến "một cỗ quan tài khổng lồ" đang được Mỹ xây dựng ở quần đảo Marshall trong những năm 1980 để chứa các chất thải phóng xạ.

Dù vậy, cấu trúc này không được thiết kế để trường tồn với thời gian.

Ngày nay, do tình trạng thiếu sửa chữa và sự dâng lên của mực nước biển, "cỗ quan tài hạt nhân" nói trên đối mặt nguy cơ cao. Chỉ cần một cơn bão mạnh cũng có thể phá vỡ công trình này, đe dọa thải ra môi trường thứ di sản chết chóc mà sức mạnh hạt nhân Mỹ để lại.

Di sản chết chóc của Mỹ chực chờ gây họa - Ảnh 2.

Vòm bê tông khổng lồ chứa chất thải hạt nhân trên đảo Runit. Ảnh: ABC News

"Cỗ quan tài" mà ông Guterres nói đến là công trình ra đời từ phản ứng chậm trễ của Mỹ đối với các vụ thử hạt nhân trong những năm 1940 và 1950.

Từ năm 1977, Cơ quan hạt nhân quốc phòng Mỹ bắt đầu nỗ lực dọn dẹp những gì còn lại trên đảo san hô vòng Enewetak ở phía Tây Bắc quần đảo Marshall. Đảo này là nơi chịu tác động của một loạt vụ nổ trong quá trình thử và cư dân ở đó buộc phải đi sơ tán.

Vào năm 1977, khoảng 4.000 quân nhân Mỹ tiến hành thu gom hơn 73.000 mét khối đất bề mặt bị nhiễm phóng xạ tại nơi này.

Sau đó, số đất này được chuyển đến đảo Runit và đổ xuống một miệng hố có đường kính 100 mét, xuất hiện sau vụ thử hạt nhân hồi tháng 5-1958. Công việc này hoàn tất sau 3 năm và có thông tin đã có 6 binh sĩ thiệt mạng.

Đến năm 1980, một vòm bê tông khổng lồ, dày 45 cm và có hình dáng như một đĩa bay, được đặt phía trên miệng hố trên.

Dù vậy, dự án có kinh phí 218 triệu USD ban đầu chỉ mang tính tạm thời trong lúc chờ một nơi lưu trữ lâu dài hơn được xây dựng. Dù vậy, không có kế hoạch nào cho một công trình như thế cho đến giờ.

Di sản chết chóc của Mỹ chực chờ gây họa - Ảnh 3.

Một vụ nổ hạt nhân trên đảo san hô vòng Bikini hôm 25-7-1946. Ảnh: AP

Năm 1983, Mỹ ký hiệp ước trao cho quần đảo Marshall quyền tự quản, cũng như dàn xếp mọi vấn đề pháp lý liên quan đến việc thử hạt nhân (trong quá khứ, hiện tại và tương lai) và để chính quyền địa phương trông coi "quan tài hạt nhân" nói trên.

Theo một bản tin của đài ABC (Úc) năm 2017, bên trong công trình này có chứa chất đồng vị plutoni-239, một trong những chất độc nhất thế giới và có chu kỳ bán rã 24.100 năm

Đây chính là hiểm họa không nhỏ trong bối cảnh nước biển đang dâng lên và có thể tràn vào bên trong miệng hố giữa lúc có thông tin về những vết nứt xuất hiện trên vòm.

Chưa hết, ông Michael Gerrard, chuyên gia tại Trường ĐH Columbia (Mỹ) cảnh báo nguy cơ nước biển xâm nhập ở đáy hố còn cao hơn bởi dưới đó chỉ là những gì còn lại sau vụ nổ vũ khí hạt nhân và không được gia cố. "Bên dưới chỉ là đất có thể thấm nước và nước biển đang ở bên trong" - ông lo ngại.

"Vòm bê tông chính là sự kết nối giữa thời đại hạt nhân và thời đại biến đổi khí hậu" - nhà hoạt động khí hậu Alson Kelen nhận định với đài ABC.

Một báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ hồi năm 2013 thừa nhận vật liệu phóng xạ có thể đã bắt đầu rò rỉ từ vòm bê tông nhưng rủi ro sức khỏe có lẽ không cao.

Trong khi đó, chính quyền quần đảo Marshall hiện không có tiền gia cố công trình, khiến nó còn có nguy cơ bị bão to tàn phá, bên cạnh nước biển dâng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo