xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đến thời côn trùng "lên ngôi"?

Hoài Vy

(NLĐO) - Một báo cáo năm 2013 của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng ăn côn trùng có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu lương thực trên thế giới.

Nhu cầu sử dụng côn trùng là một nguồn cung cấp protein (chất đạm) trong thức ăn cho thú cưng đang ngày càng phát triển trên thế giới.

Tổ chức nghiên cứu ngành thực phẩm RaboResearch (Hà Lan) cho biết hoạt động sản xuất protein côn trùng toàn cầu để làm thức ăn cho thú cưng có thể tăng từ 10.000 tấn hiện nay lên đến 500.000 tấn vào cuối thập kỷ này. 

Không có gì quá khi nhận định đây là ngành công nghiệp đang phát triển mạnh.

Đến thời côn trùng lên ngôi? - Ảnh 1.

Ngành công nghiệp sản xuất protein côn trùng để làm thức ăn cho thú cưng trên toàn cầu đang phát triển nhanh. Ảnh: TOMMY TRENCHARD

Trang trại ruồi Maltento ở TP Cape Town - Nam Phi là một thí dụ điển hình trong việc nắm bắt xu hướng này và đang trên đường thu lợi nhuận.

Bắt đầu hoạt động vào năm 2018, trang trại Maltento mỗi tháng sản xuất hơn 10 tấn thức ăn giàu protein chất lượng cao, hầu hết dành để xuất khẩu.

"Nhân loại đã lâm vào tình trạng thiếu lương thực và nhiều người đang thiếu ăn trong lúc tình trạng phí phạm đồ ăn vẫn còn. Vì thế, tôi đã bắt tay nghiên cứu phương cách tái cân bằng điều đó" - ông Dean Smorenberg, người lập trang trại nói trên, nói với đài BBC.

Từng là một nhà tư vấn về quản lý, ông bắt đầu nuôi ruồi lính đen vào năm 2016 trước khi tập trung toàn thời gian cho hoạt động này.

Đến thời côn trùng lên ngôi? - Ảnh 2.

Ruồi được nuôi tại trang trại Maltento. Ảnh: TOMMY TRENCHARD

Đến thời côn trùng lên ngôi? - Ảnh 3.

Một công đoạn sản xuất tại trang trại Maltento. Ảnh: TOMMY TRENCHARD

Mô hình này hoàn toàn hấp dẫn người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu: ấu trùng ruồi ăn thực phẩm dư thừa - trong trường hợp này chủ yếu là ngũ cốc đã qua sử dụng từ một nhà máy bia gần đó - rồi biến nó thành protein có thể bán được trên thị trường và tạo ra một sản phẩm phụ dùng làm phân bón.

Tiến trình nói trên đòi hỏi lượng nước và đất ít hơn đáng kể so với các phương thức sản xuất protein khác, cũng như thải ít khí CO2 hơn nhiều.

Một công trình nghiên cứu năm 2020 của các nhà nghiên cứu ở Anh và Đức cho thấy thị trường thức ăn cho thú cưng toàn cầu thải vào bầu khí quyển lượng khí CO2 bằng với tổng lượng khí thải của Philippines hoặc Mozambique.

Đến thời côn trùng lên ngôi? - Ảnh 4.

Ấu trùng ruồi lính đen. Ảnh: TOMMY TRENCHARD

Ngoài ra, trang trại Maltento đang tìm cách cung cấp các sản phẩm bổ sung hương vị hoặc các chất dinh dưỡng vào thức ăn cho thú cưng.

"Giá trị của côn trùng không chỉ là protein" - ông Smorenberg nhấn mạnh, đồng thời chỉ ra rằng trong ấu trùng ruồi có thành phần giúp cải thiện sức khỏe đường ruột.

Trang trại Maltento được mở rộng nhanh chóng và được chia thành nhiều khu vực tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau của vòng đời loại côn trùng này.

Đến thời côn trùng lên ngôi? - Ảnh 5.

Côn trùng có nhiều giá trị hơn chỉ là chất đạm. Ảnh: TOMMY TRENCHARD

Nhộng trải qua quá trình biến đổi trong một căn phòng tối ở tầng trệt trước khi được chuyển lên khu vực sinh sản ở tầng trên. Ở đó, dưới ánh đèn cực tím, ruồi trưởng thành đẻ trứng trong những chiếc lồng bằng lưới.

"Đây là khu vực trọng yếu của trang trại. Nhiệt độ và độ ẩm là những yếu tố quan trọng nhất để ruồi phát triển mạnh" – ông Dominic Malan, người làm việc tại trang trại, giải thích.

Ở khu vực bên cạnh, ruồi mới nở được đưa vào các thùng nhựa nhỏ chứa đầy thức ăn. Các thùng này sau đó được xếp chồng lên nhau trong các ngăn được căn chỉnh nhiệt độ kỹ càng và đàn ruồi phát triển với tốc độ phi thường.

Ông Malan cho biết: "Chúng tôi đưa vào 0,5 g ruồi, sáu ngày sau chúng tăng lên thành 4 kg".

Đến thời côn trùng lên ngôi? - Ảnh 6.

Ấu trùng ruồi được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Ảnh: TOMMY TRENCHARD

Khi ruồi đã phát triển đầy đủ, người ta đổ các thùng chứa này vào một cỗ máy để tách biệt ruồi và phân ruồi (được bán ra thị trường như một loại phân bón hữu cơ).

Ấu trùng ruồi có thể được sử dụng theo một số cách sau: Sấy khô và xuất khẩu để làm thức ăn cho gà nuôi làm thú cưng ở Mỹ; nghiền thành một loại bột thô, được một công ty Na Uy sử dụng để chế biến thức ăn cho chó; ép lấy dầu hoặc chiết xuất thành chế phẩm dịch thủy phân.

Theo ông Malan, loại ấu trùng sấy khô này ngon miệng do có vị mạch nha tinh tế từ các loại ngũ cốc thừa được sử dụng làm thức ăn nuôi chúng. Với mèo và chó cưng, đó là món ăn hấp dẫn không thể cưỡng lại

Đến thời côn trùng lên ngôi? - Ảnh 7.

Ấu trùng ruồi còn được nghiên cứu làm chất thay thế thịt cho con người sử dụng. Ảnh: TOMMY TRENCHARD

Sử dụng thay thịt?

Nhà khoa học thực phẩm Leah Bessa đã nghiên cứu việc sử dụng ấu trùng ruồi để thay thế thịt cho con người sử dụng. Bà cho biết: "Ấu trùng ruồi thực sự có rất nhiều tác dụng. Chúng tôi vẫn chưa nghiên cứu hết mọi chức năng của chúng".

Trước khi làm việc cho trang trại Maltento, tiến sĩ Bessa đã nổi tiếng khắp Nam Phi sau khi lập một công ty bán loại kem được làm từ côn trùng.

Báo cáo năm 2013 của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng ăn côn trùng có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu lương thực trên thế giới. Vấn đề là hiện các quốc gia phương Tây vẫn chưa chấp nhận chuyện ăn côn trùng.

Bà Bessa tin rằng việc tiêu thụ côn trùng với quy mô lớn hiện vẫn giới hạn ở vật nuôi. "Dùng côn trùng làm thức ăn cho chó dễ được chấp nhận hơn là cho con người vào thời lúc này" – bà nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo