05/10/2019 15:38

Dân Trung Quốc siết hầu bao, thế giới lao đao

(NLĐO) - 40 năm sau khi Trung Quốc bắt đầu hành trình trở thành động lực mạnh nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, người dân nước này đang cảm thấy giai đoạn tuyệt vời nhất đã qua.

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang tăng trưởng chậm lại nhưng chi phí sinh hoạt lại gia tăng. Trong khi đó, chiến tranh thương mại với Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. 

Tiền lương tăng ì ạch trong lúc cơ hội việc làm cho người trẻ ngày một ít đi. 

Chính vì vậy, người tiêu dùng Trung Quốc tăng cường siết chặt hầu bao. Họ không còn mua xe hơi, điện thoại thông minh hay các loại thiết bị nữa. Thay vì những chuyến đi xem phim hay du lịch nước ngoài, giờ đây người dân Trung Quốc chỉ muốn giữ tiền trong ngân hàng.

100 nhà bán lẻ hàng đầu Trung Quốc ghi nhận doanh số sụt giảm mạnh trong những tháng gần đây, theo Công ty nghiên cứu Capital Economics (Anh). 

Dân Trung Quốc siết chặt hầu bao, kinh tế thế giới gặp khó - Ảnh 1.

Kinh tế trì trệ khiến người dân Trung Quốc không còn hứng thú với việc mua sắm. Ảnh: NY Times

Đối với thế hệ trẻ, những người chưa từng trải qua một cuộc khủng hoảng kéo dài, đây là sự thay đổi đặc biệt khắc nghiệt. Nguyên nhân là dù Trung Quốc đã từng trải qua những giai đoạn suy thoái trước đây nhưng người tiêu dùng hầu như chưa bao giờ phải cắt giảm chi tiêu.

Giờ đây, giới trẻ Trung Quốc có rất nhiều lý do để cảm thấy lo lắng. Theo thống kế từ trang web tìm việc Zhaopin.com, triển vọng nghề nghiệp dành cho các tân cử nhân đã trở nên ít ỏi trong năm vừa qua và số lượng người tìm việc vượt quá số lượng công việc cần người. 

Rất nhiều công việc trong số này lại nằm trong lĩnh vực dịch vụ có mức lương thấp.

Sự rút lui của người tiêu dùng Trung Quốc, lực lượng hùng hậu đại diện cho 4,9 ngàn tỉ USD về hoạt động kinh tế hàng năm, sẽ có tác động không nhỏ đến thế giới. 

Trước đây, nhu cầu mua sắm của họ đối với nhà cửa, xe cộ và điện thoại iPhone đã thay đổi thế giới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu và đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các tập đoàn như Apple và General Electric. 

Theo Công ty tư vấn Boston Consulting Group (Mỹ), chỉ riêng người tiêu dùng Trung Quốc đã góp phần vào 1/7 tăng trưởng của thế giới trong thập kỷ vừa qua.

Giới lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách khuyến khích người dân chi tiêu trở lại. Hồi tháng 8 qua, Bắc Kinh đã tiến hành nhiều biện pháp mới, trong đó có cả việc giảm giá các thiết bị gia dụng đắt tiền.

Bảo Hạnh (Theo New York Times)

Tin liên quan

Viết bình luận

Mỹ lên kế hoạch ứng phó người biểu tình ủng hộ ông Trump sau thông tin “sắp bị bắt”
3 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Chính quyền TP New York - Mỹ đã lên kế hoạch ứng phó người biểu tình sau lời kêu gọi của cựu Tổng thống Donald Trump nhằm ngăn chặn việc ông “sắp bị bắt”.
Trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc, ông Putin đổ lỗi cho phương Tây
4 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đổ lỗi cho phương Tây thúc đẩy cuộc xung đột tại Ukraine, theo văn phòng báo chí Điện Kremlin.
“Chặt chém” du khách, tài xế taxi Thái Lan bị cấm hành nghề suốt đời
6 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Nổi lòng tham tính giá cước cao hơn qui định khi chở một du khách Đài Loan (Trung Quốc) đã khiến một tài xế taxi tại Thái Lan bị cấm hành nghề suốt đời.
Đến lượt Mỹ "cứu" khách gửi tiền vào ngân hàng Signature
6 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Công ty con của Ngân hàng New York Community Bancorp đã ký thỏa thuận với cơ quan quản lý Mỹ mua lại các khoản tiền gửi và khoản vay từ ngân hàng Signature.
Vui buồn lẫn lộn sau vụ Credit Suisse được "giải cứu khẩn cấp"

Vui buồn lẫn lộn sau vụ Credit Suisse được "giải cứu khẩn cấp"

(NLĐO) - Tổng thống Thụy Sĩ Alain Berset cho biết gã khổng lồ ngân hàng UBS sẽ mua lại đối thủ nhỏ hơn là Credit Suisse với giá gần 3,25 tỉ USD.